YEUSUVIET. COM - Nguyễn Phúc Ánh là vị Chúa Nguyễn cuối cùng và là vị Hoàng đế đầu tiên của Đại Việt
thống nhất sau hơn 200 năm chia cách vì Trịnh - Nguyễn phân tranh. Nguyễn Ánh -
Nguyễn Huệ là "cặp thiên địch" có một không hai trong lịch sử Việt
Nam. Nơi cặp thiên địch này, bao nhiêu huyền thoại, chiến tích đã được xây dựng
nên và chúng chỉ được kết thúc bởi Ý Trời.
Bài liên quan
>>> Thoại Ngọc Hầu - Dũng tướng nặng tình nặng nghĩa
>>> Vì sao Tây Sơn thất bại trước Nhà Nguyễn?
>>> Đinh Tiên Hoàng đế - Biểu tượng của sự thống nhất.
Bài liên quan
>>> Thoại Ngọc Hầu - Dũng tướng nặng tình nặng nghĩa
>>> Vì sao Tây Sơn thất bại trước Nhà Nguyễn?
>>> Đinh Tiên Hoàng đế - Biểu tượng của sự thống nhất.
Người ta
hôm nay có thể có nhiều đánh giá khác nhau về Nguyễn Ánh vì sự khen chê hay yêu
ghét riêng của mỗi người, nhưng đánh giá một nhân vật có khả năng định đoạt cả
một thời kỳ lịch sử mấy trăm năm như Nguyễn Ánh thì phải thật công tâm. Mượn
hai lời bình dưới đây để nói về vị Hoàng đế đầu tiên của Nhà Nguyễn như sau:
1. “Vua
Thể tổ là ông vua có tài trí, rất khôn ngoan, trong 25 năm trời, chống nhau với
Tây Sơn, trải bao nhiêu lần hoạn nạn, thế mà không bao giờ ngã lòng, cứ một
niềm lo sợ khôi phục. Ngài lại có cái đức tính rất tốt của những kẻ lập nghiệp
lớn, là cái đức tính biết chọn người mà dùng, khiến cho những kẻ hào kiệt ai
cũng nức lòng mà theo giúp. [...] Công nghiệp của ngài thì to thật, tài trí của
ngài thì cao thật, nhưng chỉ hiềm có một điều là khi công việc xong rồi, ngài
không bảo toàn cho những công thần, mà lại lấy những chuyện nhỏ nhặt đem giết
hại những người có công với ngài, khiến cho hậu thế ai xem đến những chuyện ấy,
cũng nhớ đến vua Hán Cao, và lại thở dài mà thương tiếc cho những người ham mê
hai chữ công danh về đời áp chế ngày xưa.”— Trần Trọng Kim
2. “Cầu
viện là việc khó, nhưng xong lại muốn "mời họ ra khỏi nhà thì còn khó hơn
nhiều. Khó, nhưng vẫn phải làm... đó là vấn đề đậm nét đối với Gia Long từ khi
lên ngôi đến khi nhắm mắt... Gia Long cố giữ gìn mối quan hệ êm thấm với người
Pháp, vì địa vị và hoàn cảnh thì chưa thể trở mặt ngay được... Gia Long kéo dài
tình trạng đó đến khi qua đời và giao lại nhiệm vụ giải quyết vấn đề đó cho kẻ
nối ngôi”— Nguyễn Phan Quang
Bài liên quan
>>> Người trẻ cần biết gì về lịch sử nước nhà?
YÊU SỬ VIỆT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét