Trong lịch sử Việt Nam, trận chiến thành Ung Châu diễn ra ngay trên đất Tống, thường được nhắc đến với ánh hào quang của chiến lược "tiên phát chế nhân" nơi người Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Mặc dù nội dung quan trọng nhất của cuộc chiến tại thành Ung Châu là như thế, nhưng vẫn còn một mặt khác mà chính sử Việt không nhắc đến nhiều, đó là cuộc đấu trí và so tài của hai vị tướng kiêu hùng: Lý Thường Kiệt và Tô Giám.
Bài liên quan
>>> Lý Thái Tông - Vị hoàng đế mang trái tim nhà Phật trên lưng ngựa.
>>> Hoàng đế Lê Nhân Tông - Người minh quân mang số kiếp đoản mệnh.
>>> Hoàng đế Tự Đức - Người minh quân sinh lầm thời đại.
>>> Hoàng đế Lê Nhân Tông - Người minh quân mang số kiếp đoản mệnh.
>>> Hoàng đế Tự Đức - Người minh quân sinh lầm thời đại.
Lý Thường Kiệt đem quân đánh thẳng sang đất Tống vì đã biết rõ dã tâm và âm mưu xâm lược nước ta của Nhà Tống. Châm Khâm, Châu Liêm và Châu Ung là những cứ điểm tập trung lương thảo, quân lực, tài lực... mà Nhà Tống rắp tâm chuẩn bị dồi dào để làm bàn đạp đánh chiếm Đại Việt. "Tiên phát chế nhân" là một nước cờ cao tay mà bất cứ tướng cầm quân nào cũng biết, nhưng không phải ai cũng dám làm, riêng Thái úy Lý Thường Kiệt của Đại Việt đã làm điều mà ít người muốn làm đó. Nhưng, với Nhà Tống, cuộc "chế nhân" đó của Lý Thái úy chẳng khác nào một cuộc... xâm lược "thiên triều".
Tô Giám tuy là quan trấn giữ thành Ung Châu, trực tiếp đương đầu quân Đại Việt, nhưng thực chất ông lại là người phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt của Nhà Tống. Tô Giám xuất thân là một nhà Nho, sau vào đường quan nghiệp có tính tình thẳng thắn, cương trực, nhiều lần tỏ ra là người biết lo cho dân chúng và giữ gìn kỷ cương phép nước. Sau khi nhậm chức tri ở nhiều châu thành khác nhau, năm 1071, Nhà Tống lên kế hoạch đánh Đại Việt, cử Tô Giám làm Tri Ung Châu. Trong cuộc tử chiến giữ thành đó, Tô Giám kiên cường tử thủ giữ thành cho đến khi biết được viện binh sẽ không đến và thành sẽ bị phá. Ông tuẫn tiết sau khi tự tay giết chết 36 người thân, vì một dũng tướng thì không để mình bị sa vào tay quân địch. Với Nhà Tống, ông là một trung thần, với dân Tống ông là một anh hùng.
Nhưng với Đại Việt trong cuộc chiến chính nghĩa vệ quốc, ông là một cường địch và với Thái úy Lý Thường Kiệt ông là một đối thủ cần phải bị đánh bại vì an nguy của sơn hà xã tắc nước Nam cũng như hàng vạn người Việt đang mấp mé sự sống bên bờ vực xâm lược của ngoại xâm.
"Lý Thường Kiệt đại chiến Ung Châu thành" của Việt Sử Kiêu Hùng đã phần nào tái hiện sự bi hùng nơi chiến trường Ung Châu giữa hai vị dũng tướng sinh cùng thời nhưng thờ khác chủ!
Thảo luận tại Fanpage của Yêu Sử Việt nhé -
https://www.facebook.com/yeusuviet/posts/1783540401695460
Thảo luận tại Fanpage của Yêu Sử Việt nhé -
https://www.facebook.com/yeusuviet/posts/1783540401695460
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét