Theo Ngọc phả Hùng Vương chép thời Hồng Đức hậu Lê thì từ thời
nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến Hậu Lê vẫn cùng hương khói
trong ngôi đền, ở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công lao của
Đấng Thánh Tổ xưa. Ngày giỗ Hùng Vương đã được các triều đại phong kiến công nhận
là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam. Từ thời xưa, các triều đại quân
chủ và phong kiến Việt Nam đã quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở
tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ vào ngày 10 tháng 3 âm lịch; đổi
lại dân địa phương được triều đình miễn cho những khoản thuế ruộng cùng sưu dịch
và sung vào lính.
Bài liên quan
>>> Vạn Tích - Học Sử Việt qua những bộ trò chơi sống động và hấp dẫn.>>> 30 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Gạc Ma - Gạc Ma bất tử.
>>> Vì sao truyền thuyết lại đi vào chính sử - "Con Rồng Cháu Tiên" có phải chỉ là một câu nói hình tượng.
Sang thế kỷ 20, năm 1917 triều vua Khải Định, Bộ Lễ chính thức
gửi công văn ghi ngày 25 Tháng 7 phái quan hàng tỉnh của tỉnh Phú Thọ lấy ngày
mồng 10 Tháng 3 âm lịch thì cử hành "quốc tế" hàng năm, tức là sức
cho các quan phải mặc phẩm phục lên đền Hùng thay mặt triều đình Huế cúng tế.
Ngày 10 Tháng 3 từ đó được dùng cho toàn quốc. Khi nền quân
chủ cáo chung thì ngày Giỗ Tổ Hùng Vương vẫn được Việt Nam Cộng hòa công nhận
là ngày nghỉ lễ chính thức cho đến năm 1975.
Đối với nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì năm 2007
mới chính thức quy định ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
UNESCO đã công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng"
là "kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đại diện của nhân loại".
Trong dân gian Việt Nam có câu lục bát lưu truyền từ xa xưa:
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà nghìn năm."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét