Lộc Khê Đào Duy Từ - Người anh hùng định thế trong sử Việt. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Lộc Khê Đào Duy Từ - Người anh hùng định thế trong sử Việt.

Share This
đào duy từ, chúa sãi nguyễn phúc nguyên, lịch sử việt nam, yêu sử việt, sử việt

YEUSUVIET.COM - Trong dòng lịch sử Việt Nam, sinh ra trong thời loạn hay thời mạt pháp thì quốc gia thường xuất hiện những người trai tráng, thanh niên mang ý chí ngút ngời và lòng ham muốn cứu lấy thời cuộc khỏi tai ương. Điểm chung của những vị ấy thường trước tiên không được trọng đãi, sau bất đắc chí rồi cuối cùng tìm được một minh chúa mà phụng thờ, thi triển hết tất cả hùng tài đại lược và ghi danh vào cổ kim. Trong lịch sử Việt Nam, có câu chuyện của một người thuộc đất chúa Trịnh vì bất mãn và tức giận với cung cách đối xử của chính quyền Đàng Ngoài, đã một mình vào Nam ẩn nhẫn cho đến ngày gặp minh chúa họ Nguyễn rồi trở thành nhất đại công thần của triều đại Chín Chúa Mười Ba Vua họ Nguyễn, người đó là Lộc Khê Đào Duy Từ.


Bài liên quan

Đào Duy Từ sinh năm 1572, có xuất thân là con nhà phường chèo "xướng ca vô loại" theo định kiến phong kiến. Nên khi ông dự thi hương, vì biết xuất thân hèn kém đó mà quan hiến sát gạch tên ông, lột mũ áo đuổi về. Duy Từ tức giận với cách đối đãi đó của họ Trịnh, không muốn uổng phí đời mình ở nơi không biết trọng đãi, ông quyết định bí mật lên đường vào Nam gặp Chúa Nguyễn.


Mặc dù là nhất đại khai quốc công thần của họ Nguyễn, nhưng đáng tiếc những sử liệu về cuộc đời Đào Duy Từ là rất ít, không hiểu vì sao. Nhưng về những giai thoại và những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian về cuộc đời ông thì lại có khá nhiều. Những giai thoại này xuất hiện như thể bù đắp vào những điểm còn thiếu trong chính sử về cuộc đời của một bậc anh hùng có tài kinh bang tế thế bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. Sở dĩ nói rằng bậc nhất, chúng ta cần biết từ khi vào Nam cho đến khi được Chúa Nguyễn nhận ra tài năng, ông chỉ có 8 năm phục vụ chúa Nguyễn nhưng chỉ với 8 năm đó, họ Nguyễn đã đặt nền móng vững chắc cho Đàng Trong trước các cuộc tấn công của quân chúa Trịnh Đàng Ngoài. Phải mãi đến năm 1774 - tức là 144 năm sau, quân Đàng Ngoài dưới sự thống lĩnh của đại danh tướng Hoàng Ngũ Phúc mới vượt Lũy Thầy tiến được vào Đàng Trong.

Về những giai thoại xen lẫn cùng chính sử, chúng ta đã tạo nên bức tranh hoàn chỉnh về cuộc đời Đào Duy Từ từ thuở nhỏ lúc 5 tuổi cha mất, cho đến khi ra giúp đời gặp kiếp lận đận và cuối cùng vào Nam tìm gặp minh chúa.


đào duy từ, chúa sãi nguyễn phúc nguyên, lịch sử việt nam, yêu sử việt, sử việt


Thuở nhỏ khi mới 5 tuổi, cha Đào Duy Từ qua đời, mẹ ông một mình nuôi ông khôn lớn. Đến khi ra ứng thi, mẹ ông hứa với viên xã trưởng sẽ lấy hắn nếu cho Duy Từ đổi sang họ mẹ nhằm che giấu thân phận kép hát mà đi thi. Nhưng sau mấy lần mẹ Duy Từ cố khất hẹn vì danh tiết cũng như muốn Duy Từ được ứng thi cho trọn vẹn, viên xã trưởng tố cáo việc ông là con nhà xướng ca lên quan hiến sát. Cuối cùng, Đào Duy Từ bị lột hết áo mũ các vòng thi trước, đuổi về quê còn mẹ ông thì tự sát. Từ đó, trước chế độ họ Trịnh thối nát, ông quyết lên đường vào Nam gặp minh chúa.

Tiếp theo, có giai thoại kể rằng Đào Duy Từ và Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng đã có duyên kỳ ngộ với nhau tại Đàng Ngoài. Đó là khi Đoan Quốc công theo lệnh ra bắc dẹp tàn dư họ Mạc rồi bị bắt lưu lại không cho về. Đúng lúc đó lại gặp được Đào Duy Từ đang bệnh nặng nơi quán trọ. Nhân bức tranh "Tam cố thảo lư" trên tường, Đoan Quốc công làm mấy câu thơ ẩn ý đều được Đào Duy Từ đối đáp rất trôi chảy, chân tình và khí phách. Cuối cùng, trước khi rời đi, Chúa Tiên đã nói rằng:
"Lão phu về trước, xin đắp sẵn đàn bái tướng đợi tiên sinh. Năm nay lão phu đã hơn 70 tuổi, nếu có thất lộc cũng xin di ngôn để con cháu đón tiên sinh về dạy bảo."
Giai thoại này như mảnh ghép kết nối cuộc đời của vị quân sư tài ba và vị chân chúa đầu tiên của họ Nguyễn.
Rồi như những kẻ sĩ lúc thời loạn lạc biết nuôi chí, ẩn mình chờ ngày ra tay vần vũ, Đào Duy Từ vào Nam không gặp được Chúa ngay, bèn chọn cách làm kẻ tôi tớ chăn trâu cho nhà bá hộ giàu có trong vùng nhưng đồng thời người bá hộ này cũng giỏi thơ văn và là bạn thân thiết với đại quan trong nhà Chúa. Câu chuyện "chăn trâu hèn hạ, chăn trâu anh hùng; nho quân từ, nho tiểu nhân" xuất hiện như câu chuyện tái hiện lại cuộc đời của vị quân sư tài ba biết khi nào thì nên tỏ rõ chí khí để giúp đời. Đó là khi Đào Duy Từ tóc đã pha sương trong bộ đồ chăn trâu dơ bẩn vừa lùa đàn trâu vào chuồng, đã đứng dõng dạc trước tiền sảnh nơi các bậc hay nho trong vùng đang bàn luận mà dẫn lại sự tích Hưng Đạo Vương nhà Trần, Đinh Bộ Lĩnh nhà Đinh để nêu lên chí khí của bậc nam nhi phải ra giúp đời, định thế an bang. Từ lúc đó, Đào Duy Từ đã gần đến ngày diện kiến tôn Chúa!

đào duy từ, chúa sãi nguyễn phúc nguyên, lịch sử việt nam, yêu sử việt, sử việt



Và khi thân mình đến phủ Chúa, đón thấy chúa Nguyễn Phúc Nguyên chỉ vận áo trắng lôi thôi tựa cửa đón mình, Đào Duy Từ chỉ cần dừng lại, không nói năng gì và không vào yết kiến. Như hội vân vũ rồng mây gặp mặt, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên y phục chỉnh tề ra tiếp đón người mưu sĩ từ phương xa đã bao lâu ẩn mình từ phương xa đến tương ngộ và giây phút gặp mặt nhau đó như giây phút cơ đồ họ Nguyễn được giữ vững, bước chân dân tộc lại mạnh mẽ Nam tiến và một miền Nam trù phú sắp thành hình.

Những câu chuyện tiếp theo, là khi ông bắt đầu ra tài giúp sức cho chúa Nguyễn giữ vững và mở cõi phương Nam.

Người bạn từ thuở hàn vi Lê Thì Hiến theo lệnh chúa Trịnh mang quân tiến đánh Đàng Trong, trấn thủ vùng Nhật Lệ. Đào Duy Từ nghe tin tự động rút quân về để trả lại ơn đức khi xưa người bạn Thì Hiến hết lòng giúp mình vào Nam mà gây dựng cơ nghiệp cho bản thân.

Rồi câu chuyện Đào Duy Từ tham mưu cho chúa Nguyễn lúc đầu cứ nhận sắc phong của chúa Trịnh nhưng tuyệt đối không giúp voi, lính để cống nhà Minh. Sau sai người làm mâm nhôm hai đáy để trả sắc phong với 4 câu thơ:
"Mâu nhi vô dịch
Mịch phi kiến tích
Ái lạc tâm trường
Lực lai tương địch"
4 câu thơ đã làm triều đình - Trịnh lúng túng cho đến khi một bậc danh nho cao niên giải ra ý nghĩa bài thơ là "DƯ BẤT THỤ SẮC - Ta không nhận sắc". Điều đó đủ nói lên tài năng và mưu trí xứng đáng được chúa Nguyễn tin theo của vị mưu sĩ họ Đào.


Còn có câu chuyện khác liên quan đến đoạn ca dao "Trèo lên cây bưởi hái hoa - Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân..." đã quá quen thuộc với người dân Việt từ xưa đến nay cũng được cho là xuất phát từ Đào Duy Từ. Trong đó, "anh" ám chỉ chúa Trịnh thương nhớ "em" tức Đào Duy Từ và mong muốn ông về giúp sức dưới trướng của mình. Nhưng thật khó để xác định độ chính xác của câu chuyện này.
đào duy từ, chúa sãi nguyễn phúc nguyên, lịch sử việt nam, yêu sử việt, sử việt
Di tích Lũy Thầy ngày nay

Và cuối cùng, câu chuyện đã khẳng định vị trí khai quốc công thần đệ nhất của Đào Duy Từ chính là việc xây dựng hệ thống lũy nhằm giúp Đàng Trong chống trả các cuộc Nam tiến từ Đàng Ngoài. Bằng tầm nhìn và tài năng trí tuệ của mình, Đào Duy Từ nhận ra miền Nam với đất chật và dân cư thưa thớt, chính quyền chỉ như trứng nước mới hình thành sẽ không thể nào đương cự được lâu dài với quân đôi đông, giàu mạnh và thiện chiến từ phía Bắc, nên ông đã quyết định xin Chúa Sãi xây dựng hệ thống lũy nhằm phân định thời thế, giúp trấn giữ Đàng Trong trước quân đội hùng mạnh Đàng Ngoài.

Hệ thống lũy này bắt đầu xây dựng từ năm 1630, với lũy đầu tiên mang tên Trường Dục. Năm 1631, lũy thứ hai là Động Hải (lũy Trấn Ninh nơi xảy ra cuộc huyết chiến bi hùng của nữ tướng Tây Sơn Bùi Thị Xuân) tiếp tục được xây và lũy cuối cùng là lũy Trường Sa xây dựng năm 1634. Sự kính trọng và ghi nhớ công ơn từ Chúa Sãi đến nhân dân Đàng Trong đã tôn kính gọi Đào Duy Từ là Thầy và hệ thống lũy này được gọi là Lũy Thầy. Lũy Thầy như đã nói ở trên, đã được giữ vững mãi cho đến năm 1774, khi chính quyền Đàng Trong suy sụp và đại danh tướng Hoàng Ngũ Phúc dẫn đầu đoàn đại binh tiến qua, bắt đầu thời kỳ nội chiến khốc liệt nhất để thống nhất Đại Việt sau hơn 250 năm chia cắt.


Năm 1634, Đào Duy Từ qua đời, kết thúc sự nghiệp vỏn vẹn, vắn số cống hiến tài năng, sức lực của mình cho người minh chúa xứng đáng. Có thể nói, với những công lao và tài năng của mình, sự ra đi của Đào Duy Từ là sự nối tiếc bi ai nhất của Chúa Sãi - vì chính bản thân Ngài cũng là một vị anh hùng đế vương có tài, có đức. Nên Lộc Khê mất đi chẳng khác nào Chúa Sãi mất đi một cánh tay đắc lực của mình trong sự nghiệp Bắc tiến thống nhất quốc gia.
đào duy từ, chúa sãi nguyễn phúc nguyên, lịch sử việt nam, yêu sử việt, sử việt
Đền thờ Đào Duy Từ.
Hình ảnh của người quân sư tài ba Đào Duy Từ như là một trong những hình ảnh tiền nhân tiêu biểu nhất cho sự nghiệp xây dựng quốc gia của cha ông chúng ta. Trong lịch sử, không tránh khỏi những giây phút dân tộc tang thương và phải sống trong nỗi khổ đau của chiến tranh, loạn lạc, mạt pháp... nhưng cũng trong chính những phút giây đó, sức sống của dân tộc lại càng mãnh liệt hơn nữa. Sức sống mãnh liệt đó thể hiện qua hình ảnh những người thanh niên có đức, có tài, có chí quyết dốc hết lòng mình mà không cam chịu sống số kiếp cỏ cây giữa trần đời - và người thanh niên Đào Duy Từ trong khung cảnh thi hương họ Trịnh năm ấy chính là minh chứng hùng hồn nhất.

Dân tộc chúng ta vẫn sẽ hào hùng và bất khuất tiếp nối truyền thống của cha ông lúc xưa khi mà những Đào Duy Từ chưa bao giờ thiếu vắng trong tiến trình lịch sử dân tộc. Và mỗi chúng ta cũng chính là một Đào Duy Từ của xã hội hôm nay với những đòi hỏi mới, điều kiện mới nhưng vẫn cần những điều cơ bản này: có đức, có tài và có chí. 

Hãy sống sao để đừng hổ thẹn với tiền nhân nước Việt chúng ta, bạn nhé!

Thảo luận tại fanpage YÊU SỬ VIỆT -
https://www.facebook.com/yeusuviet/photos/a.399500773432770/2386079854774842/?type=3&__tn__=H-R

Lê Thành An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (368) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (100) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (76) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)