Lê Chiêu Thống và từ đâu có vết nhơ Cõng rắn cắn gà nhà? - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Lê Chiêu Thống và từ đâu có vết nhơ Cõng rắn cắn gà nhà?

Share This
lịch sử việt nam, sử việt, lê chiêu thống cõng rắn cắn gà nhà, gia long, nguyễn ánh, quang trung, nguyễn huệ, nhà hậu lê, nhà tây sơn, nhà nguyễn, yêu sử việt

YEUSUVIET.COMLịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII có lẽ là một trong những chặng đường lịch sử biến động nhất của chúng ta. Khi mà Đại Việt đã trả qua hơn 800 năm vững vàng nền độc lập, thì sự xuất hiện đồng loạt những tập đoàn phong kiến có đủ sức mạnh gầy dựng nên những giang sơn riêng cho mình đã đẩy dân tộc Việt Nam vào một thời kỳ nội chiến tàn khốc, và thế kỷ XVIII là chặng cuối của thời kỳ tàn khốc đó. Trong chặng cuối đó, người ta nhắc nhiều về một cặp đấu được xem là thiên địch của nhau: Nguyễn HuệNguyễn Ánh. Người ta nhắc về cặp thiên địch đó với những huyền thoại và nguyền rủa từ cả hai phía cho đến tận hôm nay... Nhưng lịch sử đã vô tình để quên một người - người hoàng đế cuối cùng của triều Hậu Lê oai hùng - triều đại đã kịp kéo dân tộc Việt ra khỏi cơn ác mộng Bắc thuộc lần thứ 4, người đó là Lê Duy Kỳ, tức Lê Chiêu Thống.

Bài liên quan

Ba từ "Lê Chiêu Thống" đã in sâu vào lịch sử Việt Nam với hình ảnh của một kẻ bán nước, rước quân xâm lược về giày xéo non sông. 3 từ "Lê Chiêu Thống" đó trong cái mà chúng ta gọi là "chính sử" lại chưa bao giờ được hiểu đầy đủ về số phận của một hoàng tôn nhà Hậu Lê tên Lê Duy Kỳ. Và quan trọng nhất, 3 từ "Lê Chiêu Thống" chưa bao giờ được đặt một cách khách quan nhất vào thời đại mà vị hoàng đế cuối cùng của nhà Hậu Lê đang sinh sống. Sự dẫn nhập này không biện bạch cho hành động rước quân giặc vào giày xéo non sông, bắt giết người Việt cùng dòng máu, nhưng sự dẫn nhập này muốn nói lên rằng lịch sử cần khách quan để nhìn ra những bài học mà người trước để lại cho người sau nghiền ngẫm. Để cuối cùng khi hiểu được rõ ràng, khách quan lịch sử của mình, người Việt không đi vào những vết xe đổ tang thương của cha ông mình!

Lê Chiêu Thống - Hư đế cuối cùng của thời kỳ Phủ Chúa

Lê Chiêu Thống tên thật là Lê Duy Kỳ (1765 - 1793), đồng thời là con trưởng của thái tử Lê Duy Vĩ. Lê Duy Vĩ là con vua Lê Hiến Tông - người ở ngôi vua Lê đến 47 năm, và đáng lẽ sẽ là người kế thừa ngôi vị, nhưng đúng lúc ấy, phủ chúa Trịnh có thế tử Trịnh Sâm. Trịnh Sâm từng nói giữa mình và thái tử Lê Duy Vĩ chắc chắn phải có một người sống, một người chết. Sau cùng, Trịnh Sâm cùng Hoàng Ngũ Phúc và Phạm Huy Đĩnh dựng người tố cáo vu oan cho Lê Duy Vĩ, bắt giam vào ngục sau giết đi. Vì cha mình bị vu oan tống giam vào ngục rồi bị sát hại, Lê Duy Kỳ cùng hai người em và mẹ cũng bị bắt giam vào ngục... cho đến khi loạn tam phủ xảy ra. Năm đó, Lê Duy Kỳ mới 6 tuổi.

Đứa trẻ 6 tuổi Lê Duy Kỳ đó bị giam mãi đến 11 năm thì được thả ra nhờ... một kiếp nạn khác, đó là nạn tam phủ, đỉnh điểm của loạn kiêu binh thời vua Lê - chúa Trịnh. Vậy, chúng ta hãy xem, đứa trẻ đó vì nạn cha mà 6 tuổi phải sống trong cảnh ngục từ và sống cuộc đời tù tội đó suốt 11 năm cho đến khi được thả ra đã là một thanh niên 17 tuổi không có bất cứ điều gì để gọi là người kế vị của Vương triều!

Đến khi được thả ra cũng là nhờ một đám lính đầu trâu mặt ngựa đang kiêu binh làm loạn chốn kinh thành, loạn đến nỗi chúa Trịnh Tạc còn phải sợ và dân chúng xem lính tam phủ như giặc thù, hễ có cơ hội là bắt giết đi. Đám lính kiêu binh đó tự làm loạn, rước Lê Duy Kỳ từ ngục tối ra để rồi tự cho mình có công tôn phò vua Lê lại càng lộng hành hơn nữa. Tuy nhiên, trong những năm đó lại là 3 năm duy nhất trong cuộc đời Lê Duy Kỳ được sống với tư cách một người nối ngôi của vương triều, một khoảng thời gian 3 năm bình an trong tổng số 28 năm tại thế của mình - một con số quá ít ỏi. Và khoảng thời gian đó kéo dài đến năm 1786, khi Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc với ngọn cờ "phù Lê diệt Trịnh", để rồi chính Nguyễn Huệ đưa Lê Duy Kỳ lên ngôi vua, khi đó ông 21 tuổi.
lịch sử việt nam, sử việt, lê chiêu thống cõng rắn cắn gà nhà, gia long, nguyễn ánh, quang trung, nguyễn huệ, nhà hậu lê, nhà tây sơn, nhà nguyễn, yêu sử việt


Lê Chiêu Thống - Hư đế cuối cùng bên cạnh Đại Anh Hùng.

Đại Anh Hùng ở đây dùng để nói về Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ - người anh hùng với tài năng quân sự quỷ khốc thần sầu đánh nam dẹp bắc và khiến cho cả quan quân nhà Thanh cũng phải kiêng nể. Dù nói rằng, Nguyễn Huệ có thiên địch là Nguyễn Ánh, nhưng tài năng quân sự Nguyễn Ánh chỉ kém riêng mỗi mình Nguyễn Huệ mà thôi. Trở lại với Lê Chiêu Thống, sau khi được lên ngôi vua, những tưởng - và hẳn rằng trong thời thế đó không ít trung thần nhà Hậu Lê, tin rằng Nhà Lê cũng đến lúc thoát khỏi nạn bị phủ chúa chèn ép. Nhưng quả thật, sự tồn tại của Nhà Tây Sơn ở miền trung chẳng khác nào một phủ chúa phiên bản 2.0 bên cạnh Vương triều Hậu Lê. Vậy nên cho dù là vua, nhưng Lê Chiêu Thống vẫn tiếp tục là cái bóng hư ảo bên cạnh những thế lực quân sự khác: Nguyễn Huệ Tây Sơnchúa Nguyễn.

Khi vua Lê Hiển Tông qua đời, một sự kiện đã xảy ra đó là việc Lê Duy Kỳ hoàn toàn tự mình sắp xếp việc tang lễ cho ông nội mà không hề nhờ vả hay có mối quan hệ nào với Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ đã từng nói với Nguyễn Hữu Chỉnh rằng đất Bắc hà này chỉ cần một lần ra quân là đã dẹp xong chúa Trịnh, nhà Lê còn được tại vị chẳng qua là vì kiêng nể hư danh đó thôi. Nhưng, khách quan mà nói, không chỉ Nguyễn Huệ mà thực chất lúc đó, sau hơn 200 năm tồn tại như cái bóng mờ ảo bên cạnh chúa Trịnh, nhà Hậu Lê như cây khô mục rỗng và nếu ai có chút quyền lực đủ lớn cũng không nghĩ nên duy trì một vương triều không còn đủ thực quyền như thế.

Phải, và hoàng đế Lê Chiêu Thống sau khi lên ngôi lại tiếp tục đối mặt với những quyền lực cát cứ khác, trong khi những quyền lực đó vẫn chưa đủ tầm vóc để thay thế hình ảnh nhà Lê trong tâm trí người dân, kể cả nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn sau này. Bởi vậy, ngoài lề một chút, đến khi quân Pháp xâm lược Việt Nam và tiến đánh Bắc Kỳ, danh nghĩa phò Lê vẫn là một chiêu bài tập họp dân chúng rất hiệu quả.


Lê Chiêu Thống - Và thời đại của vị vua Lê cuối cùng

Khi lên ngôi cửu ngũ, Lê Chiêu Thống có gì trong tay??? Đã bao giờ chúng ta thử đặt câu hỏi này và đặt mình vào hoàn cảnh của Nhà Lê lúc ấy? Chẳng có gì. Quân đội thời Lê tổ chức thành Ngũ Phủ - 5 vùng đất theo Trung - Đông - Tây - Nam - Bắc, đến khi Lê Chiêu Thống lên ngôi thì xơ xác tiêu điều vì vừa bại trận trước Nguyễn Huệ. Những thế lực quân sự trước đây theo chúa Trịnh dù đã từng bại hay chưa giao tranh với Nguyễn Huệ nhưng chắc chắn không bao giờ thần phục một Nhà Hậu Lê bạc nhược suốt mấy trăm năm qua. Thời thế lúc đó có gì ngoài hai từ loạn lạc - loạn lạc không những từ trên chiến trận mà còn cả từ trong lòng người: theo ai và chống ai!?

Thời đại lúc đó, nếu chúng ta ở vị trí Lê Chiêu Thống lúc lên ngôi vua, liệu có muốn giữ lại ngôi vị cho dòng họ mình không hay sẵn sàng trao nó cho Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh hay một thế lực Bắc Kỳ nào khác? Câu trả lời nằm ở lòng dân, khi lòng dân vẫn hướng về vua Lê thì Lê Chiêu Thống vẫn có lý do để giữ lại ngôi vua cho dòng họ mình và những thế lực khác chưa thể phế truất được họ Lê để lên làm vua. Nhưng như trên đã nói, Lê Chiêu Thống lúc ấy chẳng có gì cả và mọi thứ phải bắt đầu lại từ đầu. Vua Lê đã bắt đầu trước hết là triệu tập những thế lực quân sự có thể để bảo vệ hoàng gia sau khi Tây Sơn rút đi, nhưng quân lệnh không có và sự triệu tập này chỉ đưa thêm cái danh "bảo vệ vua" cho đám cát cứ đó.

Và việc làm thứ hai, Lê Chiêu Thống mở khoa thi tuyển chọn nhân tài vào năm đầu tiên mình lên ngôi vua, năm 1787. Có hơn 1200 người dự thi và thể thức thi là chế khoa - một thể thức mà người dự thi phải thi dựa trên 10 khoa: đức độ, tiết tháo, mưu trí và sức khỏe, thông minh, công bằng, tinh thông kinh sử, bác học, văn tài, khéo xét xử, giỏi tài chính, thuế khóa, hiểu biết pháp luật. Như vậy, ngay việc làm này đã cho thấy việc vua Lê nhận thức rõ cần xây dựng lại bộ máy hành chính với những người thật sự có tài năng để kiến thiết lại đất nước, một cái nhìn đúng đắn.
lịch sử việt nam, sử việt, lê chiêu thống cõng rắn cắn gà nhà, gia long, nguyễn ánh, quang trung, nguyễn huệ, nhà hậu lê, nhà tây sơn, nhà nguyễn, yêu sử việt

Lê Chiêu Thống và cuộc đối đầu trực tiếp với thời đại của mình.

Khi Tây Sơn rút đi, những thế lực quân sự vẫn còn ở Bắc hà, trong đó có thế lực dòng họ và dư đảng của Chúa Trịnh. Trong khi Thái Đức Nguyễn Nhạc luôn ước hẹn muốn làm láng giềng hữu hảo với vua Lê - mặc dù điều này trái ngược với tư tưởng của Nguyễn Huệ, thì các thổ hào, bầy tôi cũ vua Lê lại cậy dựa vì được nhà vua triệu tập bảo vệ vương triều mà sinh thói kiêu căng, ngạo mạn gây ra sự nhũng nhiễu phiền hà với dân chúng. Đó là điều thứ nhất.

Thứ hai, dư đảng và dòng họ chúa Trịnh mà tiêu biểu là Trịnh Bồng vẫn âm mưu muốn gây dựng lại phủ Chúa, nhưng Lê Chiêu Thống đã cự tuyệt điều này. Sử ghi lại sự kiên quyết cự tuyệt này của hoàng đế Lê Chiêu Thống trước yêu sách của Trịnh Bồng vào năm 1786 như sau:
"Ngày trước nhà ta suy vi, nhờ được họ Trịnh khuông phù, rồi quyền bính về họ Trịnh, việc tế lễ về ta. Đó là một thời. Nay mệnh trời đã đổi, tổ tông thiên hạ ở cả một mình ta, một nước hai vua hà nên lấy đó để làm lệ. Vả lại họ Trịnh đã được rồi, họ Trịnh lại để tự mất đi, chứ nào ta có phụ gì họ Trịnh?"
Nhưng được mấy ngày, quân Trịnh Bồng kéo đến vây cung điện, quan đại thần và hoàng tộc sợ sinh biên, khóc lóc van nài đến bất đắc dĩ vua Lê mới phong Trịnh Bồng làm Yên Đô Vương - trở lại thời kỳ vua Lê chúa Trịnh.

Trong thời thế ấy, Lê Chiêu Thống phải cậy nhờ một cựu thần nhà Lê khác mà nay đã theo hàng Tây Sơn và đang đóng quân ở Nghệ An, đó là Nguyễn Hữu Chỉnh. Nguyễn Hữu Chỉnh kéo quân ra Bắc, nhanh chóng tiêu diệt Trịnh Bồng và dư đảng, nhưng cũng đồng thời bắt đầu tiếm quyền vua Lê. Y còn đi xa hơn nữa khi đã ngấm ngầm bàn định mưu kế phản bội nhà Tây Sơn, chiếm đất Nghệ An làm bàn đạp chống đỡ và mưu đồ giành lấy thiên hạ cho riêng mình. Khi không thể đánh bại nổi tàn dư họ Trịnh, vua Lê đã nhờ đến một cựu thần có thế lực của mình là Nguyễn Hữu Chỉnh, nhưng rốt cuộc cũng không thể giúp gì được cho họ Lê. Một sự kiện khác, là việc vua Lê Chiêu Thống sai đoàn sứ vào gặp Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ để thương thuyết đòi lại đất Nghệ An. Nguyễn Huệ không cho, còn sai người ngầm đục thuyền giết chết đoàn sứ bộ.

Nhưng bi đát hơn, Vũ Văn Nhậm theo lệnh Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc đánh Nguyễn Hữu Chỉnh. Chỉnh thất trận liên miên, vua Lê không biết làm sao thì hỏi ý Chỉnh, Chỉnh bảo chạy lên mặt bắc nương nhờ Nguyễn Cảnh Thước. Chính lúc này đây, triều đình bao nhiêu thị vệ cuối cùng bỏ vua hết mà đi, chỉ còn lại đôi ba người còn theo vua đến nhà Nguyễn Hữu Chỉnh để tính cách khác tiếp theo. Đến nơi, một mặt hành lý bị bọn thị vệ cướp mất, mặc khác Nguyễn Hữu Chỉnh thua trận, vua Lê lại chẳng còn gì trong tay. Và rồi, ông vua cuối cùng của nhà Lê đó lại long đong nay nam mai bắc, nương nhờ hết thổ hào này cho đến thổ hào khác, dẫu cho người theo về nhiều vô kể nhưng cuối cùng cũng chưa gặp Tây Sơn đã chạy xa... 


Lê Chiêu Thống thật sự muốn mang giặc phương Bắc vào nước Nam???

Trước hết, cần kiên quyết khẳng định rằng, không có bất kỳ một lý do gì để gọi là chính đáng nhằm mục đích mang người Hán vào trong lãnh thổ nước Việt, không có lý do gì - cho dù là sự tồn tại của nhà Hậu Lê đi chăng nữa, để gọi quân đội phương Bắc vào giày xéo non sông nước Nam chúng ta.

Nhưng như đã nói ngay từ đầu, Lê Chiêu Thống trong số phận của một ông vua đang nỗ lực bảo vệ ngôi vị cho dòng họ của mình trong cuộc nội chiến giữa những thế lực quân sự trong nước với nhau và cả trong sự tin tưởng, hoài vọng của người dân nước Nam với họ Lê - với công lao đánh đuổi giặc Minh của Lê Thái Tổ.  Lại hơn nữa, những năm tháng gian khổ và bôn ba chạy giặc, nương nhờ tứ xứ đã đủ nói lên tình cảnh cùng quẫn, khốn cùng của một ông vua vẫn biết mình đang mang trọng trách gầy dựng lại vương triều của dòng họ Lê trên vai. Chỉ có điều, vua Lê quá thật tâm, còn nhà Thanh thì quá gian xảo. Lợi ích dòng họ cộng với sự non nớt trong cách nhìn về người phương Bắc đã khiến Lê Chiêu Thống không nhìn ra được dã tâm của Tôn Sĩ Nghị và triều đình Mãn Thanh đứng đầu là Càn Long:
"Tự hoàng nhà Lê đang phải bôn ba, đối với đại nghĩa ta nên ứng cứu. Vả lại, An Nam là đất cũ của Trung Quốc, sau khi khôi phục nhà Lê, ta nhân đó đặt lính thú để đóng giữ. Thế là vừa làm cho nhà Lê được tồn tại, vừa chiếm lấy được An Nam, thật là làm một chuyến mà được hai lợi."
Và cuối cùng, đại quân Mãn Thanh chuốc lấy thất bại thảm hại trước vó ngựa thần tốc của Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Hoàng đế Quang Trung, còn Lê Chiêu Thống thì đến hôm nay mãi mãi mang vết nhơ "cõng rắn cắn gà nhà". Nhưng vết nhơ này có bao giờ được làm rõ: là ý muốn hoàn toản của Lê Chiêu Thống hay thực chất là một lá bài lợi ích của tên Tổng đốc lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị, lợi dụng sự đau khổ vong quốc của 62 người nhà Lê mà mưu lợi ích riêng cho mình???

Mời xem tiếp phần sau...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (368) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (100) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (76) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)