Trong dòng chảy lịch sử Việt Nam, có nhiều nhân vật, sự kiện, mang trong mình sự phức tạp tạo bởi công tội, tốt xấu, sự đánh giá văn hóa phong kiến, lời
nhận xét của văn minh hiện đại,mà tác động trực tiếp tới một sự kiện, một nhân
vật. Bởi vậy mỗi nhân vật, sự kiện lịch sử đều có nhiều góc nhìn khác nhau và Hồ Quý Ly là một ví dụ tiêu biểu. Cuối triều Trần, Đại Việt lâm vào khủng hoảng. Vua Nghệ Tông, Thuận Tông nhu nhược, quyền hành chia năm sẻ bảy. Triều Trần
suy vong – anh hùng xuất thế. Năm 1400, ông chính thức soán ngôi vua Trần Phế Đế,
đổi quốc hiệu Đại Ngu, dời đô về Tây Kinh (Thanh Hóa).
Bài liên quan
Từ cải cách đến mầm mống mất nước.
Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly xuyên suốt từ khi ông là đại thần triều Trần đến lúc lên ngôi ngũ cửu trên tất cả các phương diện đất nước. Về quân sự, ông cho phép những người có khả năng nhưng không phải tôn thất nhà Trần lên làm tướng. Ông đưa toán học vào trong các khoa thi (chưa có tiền lệ trong lịch sử), đây là một điểm sáng trong cải cách của Quý Ly.
Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly xuyên suốt từ khi ông là đại thần triều Trần đến lúc lên ngôi ngũ cửu trên tất cả các phương diện đất nước. Về quân sự, ông cho phép những người có khả năng nhưng không phải tôn thất nhà Trần lên làm tướng. Ông đưa toán học vào trong các khoa thi (chưa có tiền lệ trong lịch sử), đây là một điểm sáng trong cải cách của Quý Ly.
Toán học kích
thích sự nhanh nhẹn, tính thực tiễn, không cứng nhắc, hình thức như Nho giáo. Đây cũng là lý do vì sao ở thời Hồ, kỹ thuật
lại phát triển cực thịnh. Hàng loạt vũ khí mới được ra đời, tiêu biểu như súng
thần công của Hồ Nguyên Trừng, các xưởng
đúc súng, đóng thuyền đạt đến sự tinh vi, chuẩn xác. Trước khi ông soán ngôi, Hồ
Quý Ly lường trước việc quân Minh lấy cớ phục hưng triều Trần sang xâm lược,
nên ráo riết chuẩn bị. Sổ hộ khẩu được lập, thống kê toàn bộ dân số quốc gia,
nhằm dễ bề quản lý các đinh đi lính khi chiến tranh bùng nổ. Quân đội được tổ
chức lại, rèn luyện bài bản. Vũ khí hiện đại, sức công phá lớn. Thành quách được tu bổ, thêm phần vững chãi. Nhu cầu đồng phục vụ đúc vũ khí cực lớn, là bài toán cấp thiết cần tìm ra lời giải. Năm 1396,
để trưng thu đồng trong nhân gian, Hồ Quý Ly cho lưu hành tiền giấy Thông Bảo Hội
Sao, thu tiền đồng. Vừa tiết kiệm nguyên liệu lại là một cách giao dịch tiên tiến.
Tuy nhiên
chính sách tiền tệ của Quý Ly vấp phải lỗi cơ bản: tiền tệ luôn phải đủ cơ sở để
nhân dân tin tưởng giá trị giao dịch của nó. Trong thời đại hàng hóa chưa thật
sự phát triển, bản thân tiền đồng được đàm bảo bởi nguyên liệu làm ra nó. Sự
thay đổi khiến tâm lý nhân dân ban đầu cảm thấy lạ lẫm, dần dần chuyển sang sự
hoài nghi, mất dần lòng tin vào triều đình.
Đến việc cướp ngôi nhà Trần
Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, dưới con mắt nhân dân là phản thần. Đã vậy lại đuổi cùng diệt tận,
diệt cỏ tận gốc. Triều đại họ Trần là thời
kì hào hùng nhất lịch sử Việt Nam với tinh thần Đông A ngút
trời, đại phá 3 lần giặc Nguyên Mông (Đội quân gần như chiếm trọn cả lục địa
Á-Âu). Lòng dân lúc bấy giờ vẫn hướng về triều Trần, coi triều Trần là thần
thánh, minh quân. Hành động cướp ngôi, tróc mã tôn thất họ Trần càng đẩy Hồ Quý
Ly xa khỏi nhân dân.
Để chia nhỏ tầm ảnh hưởng của các quý tộc họ Trần, Hồ Quý Ly ban chính sách hạn điền, hạn nô (giới hạn ruộng đất, nô tì).
Chính sách này hoàn toàn làm kiệt quệ
các tôn thất Trần gia, tránh được nguy cơ nội chiến tiềm tàng, giữ vững ngai
vàng họ Hồ. Điểm trừ lại động vào tầng lớp quý tộc (những người sở hữu tiềm lực
kinh tế, có uy tín lớn trong xã hội Đại Việt, là chỗ dựa cho triều đình), mất đi sự ủng hộ của bộ phận
quý tộc làm suy giảm sức mạnh quốc gia.
Từ những hành
động, cải cách tưởng chừng táo bạo, tiến bộ nhưng nóng vội, chưa tương thích với
xã hội đương thời, Hồ Quý Ly khoét sâu
thêm mâu thuẫn dân tộc, làm rạn nứt khối đoàn kết Đại Việt. Để rồi đất nước 20
năm rơi vào tay giặc Minh. Đã đến lúc hậu thế
phải có đánh giá khách quan hơn về nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly. Ông là một
nhà cải cách vượt thời đại, một người yêu nước riêng theo cách của ông. Song
đáng tiếc, Hồ Quý Ly quên mất chân lý từ
ngàn xưa rằng: Dân là gốc.
Thảo luận bài viết tại Fanpage YÊU SỬ VIỆT - https://www.facebook.com/yeusuviet/posts/1613652078684294
Nguyễn Đức Nghị
Nước có thể dâng thuyền, cũng có thể lật thuyền, có lẽ ông sai là cướp ngôi nhà Trần quá lộ liễu
Trả lờiXóaBạn đọc thêm bài này, để xem có cùng quan điểm với page về cái sai của ông không nhé - http://www.yeusuviet.com/2021/06/thai-su-tran-thu-o-va-ho-quy-ly-so-phan.html
Xóa