TIN GIỜ CHÓT
"Hội thảo ngôn ngữ Đại Việt toàn quốc - Lần thứ I" vừa khai mạc tại Thăng Long vào sáng 25/11/1651. Vấn đề ngôn ngữ chính thức của người Việt bắt đầu bước vào quá trình mổ xẻ một cách chính thức và căn cơ. - XEM THÊM
Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập. Trong cấu trúc Tiếng Việt, từ mang ý chính đứng trước, từ mang ý phụ đứng sau (vd: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Đồng thời, Tiếng Việt phức tạp nhất ở hệ thống đại từ nhân xưng (cô, dì, chú, bác, cậu, mợ, thím, anh trai, em gái, chị gái...) và hệ thống này càng phức tạp hơn khi mỗi địa phương có cách gọi khác nhau (vd: o - dì - cô - mợ - mự)
TIN KHÁC
1. Giải Vô địch Đàng ngoài giữa Trịnh FC, Hậu Lê FC và Mạc FC trở nên gay cấn và hấp dẫn hơn bao giờ với sự tham gia bất ngờ của Nguyễn Hoàng FC. Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo, mời Xem tiếp.
Như chuyện Lê Anh Tông đem quân trốn về Nghệ An, Trịnh Tùng ở kinh đô lập Lê Thế Tông lên ngôi, rồi sai người đón Anh Tông về, trên đường ngầm giết đi. Vua Lê Kính Tông vì cơ nghiệp Thế Tổ giành lại thiên hạ từ tay giặc Ngô, sai người phục giết Trịnh Tùng ở bến Đông Hà (1619). Việc không thành, Kính Tông chết, Trịnh Tùng lập Lê Thần Tông lên ngôi.
2. Vương quốc Phù Nam sai người sang Giao Châu giao lưu văn hóa và thắt chặt tinh thần đoàn kết giữa hai quốc gia. Vương quốc Chân Lạp không "like" điều này và họ đã làm gì, mời Xem tiếp.
Sự hiện diện của Nam bộ ngày nay trên bản đồ Việt Nam hiện đại chỉ là một dấu chỉ tất yếu của phát triển xã hội, tiến trình lịch sử nhân loại - sự diệt vong là nền tảng của sự hình thành, một vương triều mất đi sẽ có vương triều khác thay thế và lịch sử luôn có một ý nghĩa riêng trong một thời đại nhất định.
3. Các nhà khoa học Sơn Tây (Thăng Long) quyết tâm tìm ra tên thật của Lý Nam Đế là Lý Bí hay Lý Bôn. Lý Nam Đế "idol" là ai, xin mời Xem tiếp.
Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư cho mời ông ra làm quan, ông chấp nhận. Nhưng sau thấy quân đô hộ tàn bạo, hà khắc ức hiếp dân lành, ông liền từ quan, về quê chiêu tập hào kiệt, dựng cờ đánh đuổi ngoại xâm. Biết tiếng ông, các hào kiệt nước Nam lúc bấy giờ như Triệu Túc, triệu Quang Phục, Phạm Tu, Lý Phục Man, Tinh Thiều, Trình Đô, Tam Cô, Lý Công Tuấn... theo về chung một ngọn cờ.
4. Sau khi rút khỏi Việt Nam, Cộng hòa Pháp công bố đoạn video clip xưa về Sài Gòn thập niên 1930 (có âm thanh tiếng người trò chuyện. "Đó là Việt Nam khi người Pháp sang." - Mời Xem video clip.
CHUYÊN MỤC
Trong cuộc nội chiến Tây Sơn - Chúa Nguyễn cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 đã nổi lên những vị dũng tướng từ cả hai chiến tuyến, mà không ít trong số họ đều hội tụ đủ cả không chỉ dũng mà còn có lòng nhân hậu, phúc đức. Nếu Tây Sơn có "Thất hổ tướng" thì Nguyễn Ánh có "Ngũ hổ tướng". Nếu Tây Sơn có Trần Quang Diệu nổi bật bằng tấm lòng nhân nghĩa trong câu chuyện với Võ Tánh, thì Chúa Nguyễn cũng có Nguyễn Văn Trương trong câu chuyện dù là hàng tướng nhưng với lòng nhân hậu, khoan dung đã được nhân dân, quân lính tôn thờ làm phúc tướng.
Như vậy, kể từ năm 1558 khi Chúa Tiên Nguyễn Hoàng mang gia quyến và binh tướng vào Thuận Hóa trấn thủ, mở ra con đường Nam tiến và nền tảng thiết lập đế quốc Đại Nam của nhà Nguyễn sau này, cuộc chiến Việt - Xiêm 1841-1845 như cuộc chiến cuối cùng kết thúc sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các vương triều phong kiến trên bán đảo Đông Dương cho đến khi người Pháp hoàn thành cuộc bình định của mình vào cuối thế kỷ XIX. Cuộc chiến 1841-1845 kết thúc, Nam kỳ lục tỉnh chính thức thuộc quyền cai trị của Việt Nam. Chân Lạp - và sau này là Campuchia, chịu sự ảnh hưởng của các quốc gia hùng mạnh xung quanh cho đến khi giành được dân chủ và độc lập.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét