YEUSUVIET.COM - Trong dòng lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ, cuộc nội chiến Đại Việt kéo dài từ nửa cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX mới kết thúc. Trong cuộc phân tranh cuối cùng giữa hai thế lực Tây Sơn và Chúa Nguyễn, đã xuất hiện vô số những dũng tướng, quân sư tài ba từ cả hai bên. Đặc biệt, dũng tướng Tây Sơn có "Thất hổ tướng" và phía Chúa Nguyễn cũng có "Ngũ hổ tướng". 12 vị đại tướng từ cả 2 chiến tuyến này đều có những câu chuyện binh nghiệp khác nhau, có người tuẫn tiết, có người tử chiến, có người trí sĩ đến cuối đời. Và câu chuyện của một trong "Ngũ hổ tướng Gia Định" là hổ tướng Nguyễn Văn Nhơn cũng mang một trường kỳ khác hẳn với các dũng tướng trong cùng thời đại của mình.
Bài liên quan
>>> Vương quốc cổ Phù Nam, Nạm Bộ - Vương quốc cổ diệt vong và tính tất yếu của lịch sử.
>>> Võ Tánh - Tội cho dân chúng, vì những Võ Tánh và Trần Quang Diệu quá ít trong những cuộc nội chiến.
Bài liên quan
>>> Vương quốc cổ Phù Nam, Nạm Bộ - Vương quốc cổ diệt vong và tính tất yếu của lịch sử.
>>> Võ Tánh - Tội cho dân chúng, vì những Võ Tánh và Trần Quang Diệu quá ít trong những cuộc nội chiến.
Nguyễn Văn Nhơn tên thật là Nguyễn Văn Sáng, còn gọi là Sen, tên gọi Nhơn là do Cao Hoàng Đế Nguyễn Phúc Ánh ban cho. Ông sinh năm 1753 tại vùng đất mà nay là Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Ông tuy xuất thân trong gia đình quan tước, nhưng từ nhỏ lại không được học hành đầy đủ. Năm 21 tuổi, ông bắt đầu theo nghiệp binh đao trong hàng ngũ Chúa Nguyễn và theo dưới trướng các tướng Tống Phước Hiệp, Nguyễn Khoa Thuyên, Tống Phước Hội bảo vệ các vùng đất xung quanh Sa Đéc ngày nay trước sức tấn công của Tây Sơn.
Năm 1777, Nguyễn Phúc Ánh khởi binh đánh Tây Sơn ở vùng Cà Mau ngày nay, ông hưởng ứng và trấn giữ vùng Sa Đéc. Lúc đó, Ốc Nha nước Cao Miên làm phản, ông đã cùng các tướng mang quân đi thu phục. Năm 1782, ông đánh chiếm được Gia Định, nhưng sau đó Nguyễn Nhạc cùng Nguyễn Huệ mang quân vào vây đánh, ông bị bắt, Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát. 3 năm sau, ông trốn được và lên đường sang Xiêm La tìm gặp chúa Nguyễn.
Sau khi Nguyễn Ánh đã gây dựng lại được lực lượng cơ bản ở Nam bộ, năm 1793 Nguyễn Văn Nhơn cùng chúa Nguyễn tiến quân ra đánh Phú Yên, chiếm được thành này. Đến năm 1794, hổ tướng Tây Sơn là Lê Văn Hưng phản công, quân Nguyễn người ít không đánh nổi, Nguyễn Văn Nhơn rút về và được lệnh giữ thành Diên Khánh. Sang năm 1795, ông phát bệnh và được Chúa Nguyễn cho về làm Lưu thủ Trấn Biên. Chính lúc này, Nguyễn Văn Nhơn đã bộc lộ hết khả năng thực sự của mình khi xây dựng một Nam bộ ổn định và trù phú, khiến cho Chúa Nguyễn có một bàn đạp vững chắc ở phương Nam mà Bắc tiến và thống nhất quốc gia.
Khi về làm Lưu thủ Trấn Biên, Nguyễn Văn Nhơn đã 50 tuổi, trải một cuộc đời chinh chiến tuy gan dạ, quả cảm có thừa nhưng sự học trị nước, an dân vẫn còn chưa đủ sức. Bởi vậy, ông mới cho tìm các thầy về dạy học, ngày đêm chuyên cần học hỏi không kể tuổi tác đã cao nên cuối cùng cũng thấu hiểu được thời thế của buổi chiến loạn. Nhờ đó mà khi chúa Nguyễn mấy lần mang quân Bắc phạt, đều an tâm giao thành Gia Định lại cho thái tử Hy và sai ông làm chưởng cơ cùng phụ giúp. Bởi nhờ thế mà cuộc sống người dân luôn được ổn định. Tháng 8 năm Kỷ Mùi có nạn đói hoành hành, Ông xin phát chẩn cứu giúp người dân, cuối cùng mọi chuyện đều tốt đẹp.
Đặc biệt, năm 1802 sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, Nguyễn Văn Nhơn đã dâng sớ tâu đề xuất 14 việc cần làm ngay để chấn chỉnh lại đất nước. Tất cả 14 điều này đều được Gia Long nghe theo. Rồi năm 1804, vua Gia Long tính huy động sức dân để xây điện đài, ông cũng can gián xin khoan thư sức dân để không gây khó nhọc cho dân chúng khi vừa hết chiến tranh, vua cũng nghe theo. Năm 1812, người Xiêm mang theo vàng bạc cống xin ông cho lấy muối ở Ba Thắc hay coi nhẹ , "làm lơ" chuyện Xiêm chiếm cứ Cao Miên, Nguyễn văn Nhơn đều từ chối thẳng thừng không nhận. Hay năm 1817, vua có ý muốn tập trung người Cao Miên khai đào dòng sông Châu Đốc, ông có lời lẽ can gián, vua lấy ưng thuận và nghe theo.
Năm 1808, Gia Định trấn được đổi tên là Gia Định thành và ông được chọn là vị Tổng trấn đầu tiên, cùng với Trịnh Hoài Đức là hiệp Tổng trấn đến năm 1812. Đến năm 1819, Nguyễn Văn Nhơn được chọn làm Tổng trấn Gia Định thành lần thứ hai thay cho Lê Văn Duyệt.
Năm 1821, Nguyễn Văn Nhơn được bổ về làm quan tại Quốc sử quán, nhưng đến năm sau 1822 thì ông qua đời, hưởng thọ 70 tuổi. Hoàng đế Minh Mạng tiếc thương ông khi còn sống rất kiệm ước, nên làm lễ tang rất trọng hậu, lại còn thân mình đến gia quyến hỏi han chuyện tang chế. Nguyễn Văn Nhơn được thờ phụ trong Thế miếu và bày thờ ở miếu Trung hưng công thần. Ngày nay, Đình Tân Đông ở thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp chính là nơi đang thờ tự Nguyễn Văn Nhơn.
Cuộc đời binh nghiệp của hổ tướng Gia Định thành Nguyễn Văn Nhơn không gầm thét một vùng trời như Tả quân Lê Văn Duyệt, hay thao lược sa trường như hổ tướng Nguyễn Văn Trương hoặc không bi hùng như các hổ tướng nhà Tây Sơn Trần Quang Diệu, Lê Văn Hưng... phía nhà Tây Sơn, nhưng cuộc đời ông lại mang đậm sắc màu của một đại tướng có tài cai trị, chăm lo cho dân chúng và đặt quyền lợi nhân dân, quốc gia lên trên hết tất cả. Nguyễn Văn Nhơn từng cầm quân kịch chiến với các hổ tướng Tây Sơn, mang quân chinh phạt Cao Miên, Xiêm La khi có việc cần nhưng trên hết ông đã dành 20 năm cuối đời mình để xây dựng một Nam bộ và Việt Nam thống nhất thật thái bình. Những lời can gián vì dân được vua Gia Long tin nghe chính là những minh chứng rõ ràng nhất cho tính cách và cuộc đời đặc biệt của vị hổ tướng này.
Nội chiến còn đau đớn hơn chiến tranh chống xâm lược gấp cả ngàn lần, vì nội chiến là cuộc chiến giữa những người cùng huyết thống, dân tộc, cùng mẹ, cùng cha. Người làm tướng bên nào thì thờ chủ bên nấy, nhưng nhân dân thì không có quyền được chọn chủ để thờ và nhân dân cũng không có quyền được chọn thái bình hay chiến tranh, dù cho đến cuối cùng người dân sẽ tự quyết định vận mệnh của mình. Nhưng chỉ khi phía trước họ là một người lãnh đạo thực sự biết chăm lo cho dân chúng, thì cuộc sống của người dân mới được an vui hơn đôi chút trong thời chiến tranh. Và triều đại nào biết chăm dân, triều đại đó sẽ trường tồn; vị quan nào biết thương dân, vị quan đó sẽ được dân ghi nhớ. Trong cuộc nội chiến dân tộc năm xưa đó, dù là giặc hay ta, thì cuối cùng người dân vẫn kính thờ người đã biết chăm lo cho mình, và "Hổ tướng Gia Định" Nguyễn Văn Nhơn là một hình ảnh tiêu biểu cho điều đó.
Đặc biệt, năm 1802 sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, Nguyễn Văn Nhơn đã dâng sớ tâu đề xuất 14 việc cần làm ngay để chấn chỉnh lại đất nước. Tất cả 14 điều này đều được Gia Long nghe theo. Rồi năm 1804, vua Gia Long tính huy động sức dân để xây điện đài, ông cũng can gián xin khoan thư sức dân để không gây khó nhọc cho dân chúng khi vừa hết chiến tranh, vua cũng nghe theo. Năm 1812, người Xiêm mang theo vàng bạc cống xin ông cho lấy muối ở Ba Thắc hay coi nhẹ , "làm lơ" chuyện Xiêm chiếm cứ Cao Miên, Nguyễn văn Nhơn đều từ chối thẳng thừng không nhận. Hay năm 1817, vua có ý muốn tập trung người Cao Miên khai đào dòng sông Châu Đốc, ông có lời lẽ can gián, vua lấy ưng thuận và nghe theo.
Năm 1808, Gia Định trấn được đổi tên là Gia Định thành và ông được chọn là vị Tổng trấn đầu tiên, cùng với Trịnh Hoài Đức là hiệp Tổng trấn đến năm 1812. Đến năm 1819, Nguyễn Văn Nhơn được chọn làm Tổng trấn Gia Định thành lần thứ hai thay cho Lê Văn Duyệt.
Năm 1821, Nguyễn Văn Nhơn được bổ về làm quan tại Quốc sử quán, nhưng đến năm sau 1822 thì ông qua đời, hưởng thọ 70 tuổi. Hoàng đế Minh Mạng tiếc thương ông khi còn sống rất kiệm ước, nên làm lễ tang rất trọng hậu, lại còn thân mình đến gia quyến hỏi han chuyện tang chế. Nguyễn Văn Nhơn được thờ phụ trong Thế miếu và bày thờ ở miếu Trung hưng công thần. Ngày nay, Đình Tân Đông ở thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp chính là nơi đang thờ tự Nguyễn Văn Nhơn.
Cuộc đời binh nghiệp của hổ tướng Gia Định thành Nguyễn Văn Nhơn không gầm thét một vùng trời như Tả quân Lê Văn Duyệt, hay thao lược sa trường như hổ tướng Nguyễn Văn Trương hoặc không bi hùng như các hổ tướng nhà Tây Sơn Trần Quang Diệu, Lê Văn Hưng... phía nhà Tây Sơn, nhưng cuộc đời ông lại mang đậm sắc màu của một đại tướng có tài cai trị, chăm lo cho dân chúng và đặt quyền lợi nhân dân, quốc gia lên trên hết tất cả. Nguyễn Văn Nhơn từng cầm quân kịch chiến với các hổ tướng Tây Sơn, mang quân chinh phạt Cao Miên, Xiêm La khi có việc cần nhưng trên hết ông đã dành 20 năm cuối đời mình để xây dựng một Nam bộ và Việt Nam thống nhất thật thái bình. Những lời can gián vì dân được vua Gia Long tin nghe chính là những minh chứng rõ ràng nhất cho tính cách và cuộc đời đặc biệt của vị hổ tướng này.
Nội chiến còn đau đớn hơn chiến tranh chống xâm lược gấp cả ngàn lần, vì nội chiến là cuộc chiến giữa những người cùng huyết thống, dân tộc, cùng mẹ, cùng cha. Người làm tướng bên nào thì thờ chủ bên nấy, nhưng nhân dân thì không có quyền được chọn chủ để thờ và nhân dân cũng không có quyền được chọn thái bình hay chiến tranh, dù cho đến cuối cùng người dân sẽ tự quyết định vận mệnh của mình. Nhưng chỉ khi phía trước họ là một người lãnh đạo thực sự biết chăm lo cho dân chúng, thì cuộc sống của người dân mới được an vui hơn đôi chút trong thời chiến tranh. Và triều đại nào biết chăm dân, triều đại đó sẽ trường tồn; vị quan nào biết thương dân, vị quan đó sẽ được dân ghi nhớ. Trong cuộc nội chiến dân tộc năm xưa đó, dù là giặc hay ta, thì cuối cùng người dân vẫn kính thờ người đã biết chăm lo cho mình, và "Hổ tướng Gia Định" Nguyễn Văn Nhơn là một hình ảnh tiêu biểu cho điều đó.
YÊU SỬ VIỆT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét