Ngũ hổ tướng thành Gia Định - Nguyễn Văn Trương - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Ngũ hổ tướng thành Gia Định - Nguyễn Văn Trương

Share This
Ngũ hổ tướng thành Gia Định - Nguyễn Văn Trương

yêu sử việt, sử việt, gia định ngũ hổ tướng, nguyễn văn trương
Hổ tướng Gia Định Nguyễn Văn Trương. Ảnh: Ấm Chè.

YEUSUVIET.COM - Trong cuộc nội chiến Tây Sơn - Chúa Nguyễn cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 đã nổi lên những vị dũng tướng từ cả hai chiến tuyến, mà không ít trong số họ đều hội tụ đủ cả không chỉ dũng mà còn có lòng nhân hậu, phúc đức. Nếu Tây Sơn có "Thất hổ tướng" thì Nguyễn Ánh có "Ngũ hổ tướng". Nếu Tây Sơn có Trần Quang Diệu nổi bật bằng tấm lòng nhân nghĩa trong câu chuyện với Võ Tánh, thì Chúa Nguyễn cũng có Nguyễn Văn Trương trong câu chuyện dù là "trung nghĩa tướng" nhưng với lòng nhân hậu, khoan dung đã được nhân dân, quân lính tôn thờ làm phúc tướng.

Bài liên quan
Nguyễn Văn Trương là người đứng đầu trong "Ngũ hổ tướng Gia Định". Ông sinh năm 1740 tại Quảng Nam, từ nhỏ có thiên tư võ nghệ và chuyên luyện thủy quân. Năm 26 tuổi, Ông vào Gia Định theo dưới trướng Nguyễn Lữ nhà Tây Sơn. Có trận đánh truy kích Chúa Nguyễn Ánh phải bỏ chạy suýt chết. Và có trận đánh khi truy kích quân Nguyễn bỏ chạy, Ông không giết những quân đã nguy khốn, bởi vậy lòng nhân hậu này được quân lính ghi nhớ.

Năm 1787, Nguyễn Ánh từ Xiêm La về Gia Định, khi nhận thấy tình hình Tây Sơn đang bất hòa và dân chúng Nam bộ đang có lòng không ủng hộ Tây Sơn. Cũng nhận thấy tình hình đó của nhà Tây Sơn, biết nghiệp lớn của mình sẽ khó thành, Nguyễn Văn Trương sai thủy quân đến đón Nguyễn Ánh và theo Nguyễn vương từ đó.

Kể từ khi theo về Nguyễn Ánh, Nguyễn Văn Trương được tin dùng trên mặt trận thủy chiến. Năm 1792, Hoàng đế Quang Trung đột ngột qua đời, quân Tây Sơn bắt đầu bất hòa, nội bộ lục đục và trên đường diệt vong. Mất đi Quang Trung, không chỉ các hổ tướng Tây Sơn đã mất đi người cầm đầu, mà quân đội Tây Sơn còn mất đi người lãnh đạo duy nhất đủ khả năng đương đầu và đánh bại Chúa Nguyễn Ánh. 

Riêng về Nguyễn Văn Trương, từ năm 1792 cho đến khi nội chiến kết thúc, thủy quân của Ông hầu như toàn thắng tất cả mọi cuộc chiến đánh vào Tây Sơn và chưa một lần Ông cầm quân thất bại. Đặc biệt nhất, chính là trận thủy chiến ở cửa Nhật Lệ năm 1802. Khi Quang Toản thân cầm quân tiến đánh lũy Trấn Ninh, Nữ đô đốc Bùi Thị Xuân tự tay đánh trống thúc quân khiến cho Nguyễn Ánh phải dự định mở đường máu thoát thân, thì chỉ một tin đại phá cửa Nhật Lệ của Nguyễn Văn Trương đã làm cho Tây Sơn rối loạn, bỏ chạy và thua cuộc. Chính trong trận đánh này, đau đớn thay cho người Nữ hùng tướng họ Bùi đã tận kiệt tài sức mình, trên người đẫm máu mà níu áo bào Quang Toản xin tiếp tục đánh vì chỉ một chút nữa thôi, đại nghiệp Tây Sơn sẽ còn được giữ lại. Nhưng tất cả đã kết thúc với triều Tây Sơn, nơi cửa biển Nhật Lê, nơi đại công của Nguyễn Văn Trương.

yêu sử việt, sử việt, gia định ngũ hổ tướng, nguyễn văn trương
Hổ tướng thành Gia Định Nguyễn Văn Trương. Ảnh: Ấm Chè.
Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, cùng năm đó nhà Tây Sơn bị diệt, đất nước đến ngày thống nhất. Hình ảnh đại tướng Nguyễn Văn Trương nổi lên trong chính sử và lòng dân như hình ảnh ảnh của một vị "phúc tướng" thương chăm dân và giữ đạo nghĩa với quân lính không những cho bên mình mà còn cho bên đối nghịch. Khi truy bắt quân Nguyễn, quân địch bỏ chạy sang sông bị bắt lại, Ông đã nói "Nhân lúc nguy của người mà đâm, không phải là kẻ mạnh", nhờ thế mà bao nhiêu mạng sống quân lính được giữ lấy.

Khi đất nước hòa bình, ông hết lòng chăm lo dân chúng. Khi làm quyền Tổng trấn Bắc thành, có năm ngập lụt, nạn đói dữ dội, Ông tự ý mở kho phát chẩn, triều đình sai người trách tội. Khi làm Lưu thủ Gia Định, Ông suy xét mọi việc trước sau có tình có lý, nên được nhân dân kính trọng, yêu mến.

Năm 1810, Nguyễn Văn Trương qua đời tại Phú Xuân do tuổi cao sức yếu. Đời sau phong tặng ông là Đoan Hùng quận công. Nhà tiền hiền làng Hà Lam, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam vẫn còn những tấm bia ghi lại công trạng của Ông.

Đoan Hùng quận công Nguyễn Văn Trương không những là một vị dũng tướng tài ba, xuất chúng trên chiến trường, Ông còn là một vị tướng nhân nghĩa dù là lúc theo phò Tây Sơn hay Chúa Nguyễn. Trong chiến tranh và nhất là nội chiến, tôi nào thờ chúa nấy, mỗi bên sẽ quyết sống chết cho lý tưởng của mình. Nhưng những vị tướng như Nguyễn Văn Trương hay câu chuyện về Trần Quang Diệu - Võ Tánh lại là một mặt khác của chiến tranh - chính nghĩa được sinh ra trong lòng nhân nơi con người chứ không phải từ chiến trận và người chiến thắng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (368) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (100) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (76) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)