YEUSUVIET.COM - Hoàng đế Lê Thánh Tông tên thật là Lê Tư Thành. Khi sinh ra, Ngài chỉ là con thứ nên không được vào hàng thế tử. Nhưng sự rối ren của triều chính nhà Hậu Lê đã tự tìm đến Ngài như một lựa chọn duy nhất, phù hợp nhất vào lúc bấy giờ để lên ngôi thiên tử Đại Việt.
Bài liên quan
>>> Lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ
>>> Lê Đại Hành - Lê Hoàn - Đánh đuổi Bắc thuộc và bí ẩn ngàn năm.
>>> Mai Hắc Đế - Bản hùng ca Hoan Châu khởi nghĩa
>>> Đi tìm các bậc tiền bối ngành THƯ VIỆN VIỆT NAM trong lịch sử.
>>> Đinh Lễ - Chiến tướng khai quốc triều Hậu Lê
Sự lên ngôi của Hoàng đế Lê Tư Thành theo như sử sách ghi lại, đã không hoàn toàn xuất phát từ chí hướng, ý nguyện của Ngài. Mà thay vào đó, những tài năng, thiên tư của mình được Ngài chăm chút, giữ gìn kỹ lưỡng, không muốn tỏ ra cho đến khi các huân hựu đại thần đã làm xong binh biến và tự tìm đến Ngài, tôn Ngài lên ngôi. Đó là giữa năm 1460, Lê Tư Thành lên ngôi hoàng đế Đại Việt - là Hoàng đế Lê Thánh Tông - người đã đưa chế độ phong kiến Việt Nam đến đỉnh cao của sự thịnh vượng, giàu có và hùng mạnh.
Ngài là con thứ tư của Hoàng đế Lê Thái Tông và bà Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao. Trước khi Ngài lên làm vua, triều đình nhà Lê Sơ từ sau cái chết của vua Lê Thái Tông năm 1442 trở nên rối ren và đầy cảnh chém giết. Đại thần Nguyễn Trãi bị khép tội giết vua, phải tru di tam tộc. Lê Nhân Tông lên ngôi khi 1 tuổi, hoàng hậu Nguyễn Thị Anh nhiếp chính. 17 năm sau, Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân đang đêm lẻn vào cung giết vua và hoàng hậu, tự lập mình làm vua. Sau 2 cuộc binh biến đẫm máu, nhiều đại thần bị giết và sau là hàng trăm người phe cánh của Nghi Dân bị giết, các khai quốc công thần mà dẫn đầu là Nguyễn Xí, Đinh Liệt cùng suy tôn Lê Tư Thành lên ngôi hoàng đế.
Lê Thánh Tông lên ngôi khi 18 tuổi, trải qua 38 năm cầm quyền trị vì Đại Việt, Ngài đã đưa quốc gia đến vị thế một cường quốc trong khu vực khiến cho các vương quốc như Chiêm Thành, Lan Xang, Bồn Man, Chiang Mai, Ayutthaya, Chân Lạp phải thần phục. Vị trí cường quốc này không chỉ được xây dựng bằng sức mạnh quân sự mà còn bằng cả nội lực quốc gia thông qua sự phát triển của văn hóa, giáo dục và kinh tế. Lê Thánh Tông đã thực hiện hàng loạt các cuộc cải cách từ trung ương đến địa phương và những cuộc cải cách này thật sự mang lại hiệu quả khi sự tham nhũng, nhũng nhiểu của quan lại bị đẩy lùi, quản lý xã hội đạt hiệu quả cao thông qua tuyển chọn được hàng ngàn nhân tài ra giúp nước và đặc biệt là đời sống nhân dân được sung túc, ấm no đầy đủ như hai câu thơ:
"Đời vua Thái Tổ, Thái Tông / Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng thèm ăn"
Vua đặt ra các cuộc thi Hương, thi Hội, thi Đình với thời gian cố định 3 năm sẽ có một cuộc thi nhằm tuyển chọn người tài ra giúp nước. Những người đỗ đạt sẽ được khắc tên vào bia đá, đặt trên lưng rùa đá và ngự trong nhà Thái Miếu như dấu chỉ cho sự vinh quang, vinh dự của người đã có công bỏ sức học luyện thành tài. Theo nghiên cứu, Hoàng đế Lê Thánh Tông đã mở 12 khoa thi lớn, lấy đỗ 9 trạng nguyên và 501 tiến sĩ trong suốt thời kỳ trị vì của mình. Đó là một nền khoa bảng mà không triều đại nào về sau có thể so sánh được (Lịch triều hiến chương loại chí - Phan Huy Chú). Hơn nữa, chính Ngài đã lập hội "Tao Đàn nhị thập bát tú" - để cùng các kẻ giỏi văn chương mà đàm luận, làm thơ qua đó khuyến khích nền văn học quốc gia.
Tuyển chọn người tài là gốc rễ của quản lý quốc gia. Cùng phần cải cách quan trọng này, Ngài xây dựng một nền kinh tế nông nghiệp vững mạnh. Mặc dù không thoát khỏi tư tưởng thời đại trong nông ức thương, nhưng sự "trọng nông" của Ngài thật sự đã mang lại hiệu quả vô cùng to lớn mà cuối cùng nhân dân đã được thụ hưởng thành quả của sự phát triển này như hai câu thơ trên đã dẫn.
Thêm vào đó, về mặt quân sự, hoàng đế Lê Thánh Tông chia cả nước thành 5 phủ (tương đương quân khu hiện đại) không tính lực lượng cấm binh. Rồi tùy vào số lương tráng đinh của từng hộ mà có thứ bậc sắp xếp khác nhau đối với những hạng sẵn sàng nhập ngũ cho đến hạng già yếu, làm việc tại địa phương không ra trận. Chính bằng sự phân chia và tuyển chọn này, sức mạnh quân đội Đại Việt được mang sẵn một tiềm lực vô cùng lớn. Nhờ đó mà khi Chiêm Thành, Lan Xang xâm lấn bờ cõi, hoàng đế Lê Thánh Tông đích thân đánh dẹp có thể huy động lúc 26-30 vạn quân tham chiến so với số quân thường trực 4-6 vạn người.
>>> Đinh Lễ - Chiến tướng khai quốc triều Hậu Lê
Sự lên ngôi của Hoàng đế Lê Tư Thành theo như sử sách ghi lại, đã không hoàn toàn xuất phát từ chí hướng, ý nguyện của Ngài. Mà thay vào đó, những tài năng, thiên tư của mình được Ngài chăm chút, giữ gìn kỹ lưỡng, không muốn tỏ ra cho đến khi các huân hựu đại thần đã làm xong binh biến và tự tìm đến Ngài, tôn Ngài lên ngôi. Đó là giữa năm 1460, Lê Tư Thành lên ngôi hoàng đế Đại Việt - là Hoàng đế Lê Thánh Tông - người đã đưa chế độ phong kiến Việt Nam đến đỉnh cao của sự thịnh vượng, giàu có và hùng mạnh.
Ngài là con thứ tư của Hoàng đế Lê Thái Tông và bà Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao. Trước khi Ngài lên làm vua, triều đình nhà Lê Sơ từ sau cái chết của vua Lê Thái Tông năm 1442 trở nên rối ren và đầy cảnh chém giết. Đại thần Nguyễn Trãi bị khép tội giết vua, phải tru di tam tộc. Lê Nhân Tông lên ngôi khi 1 tuổi, hoàng hậu Nguyễn Thị Anh nhiếp chính. 17 năm sau, Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân đang đêm lẻn vào cung giết vua và hoàng hậu, tự lập mình làm vua. Sau 2 cuộc binh biến đẫm máu, nhiều đại thần bị giết và sau là hàng trăm người phe cánh của Nghi Dân bị giết, các khai quốc công thần mà dẫn đầu là Nguyễn Xí, Đinh Liệt cùng suy tôn Lê Tư Thành lên ngôi hoàng đế.
Lê Thánh Tông lên ngôi khi 18 tuổi, trải qua 38 năm cầm quyền trị vì Đại Việt, Ngài đã đưa quốc gia đến vị thế một cường quốc trong khu vực khiến cho các vương quốc như Chiêm Thành, Lan Xang, Bồn Man, Chiang Mai, Ayutthaya, Chân Lạp phải thần phục. Vị trí cường quốc này không chỉ được xây dựng bằng sức mạnh quân sự mà còn bằng cả nội lực quốc gia thông qua sự phát triển của văn hóa, giáo dục và kinh tế. Lê Thánh Tông đã thực hiện hàng loạt các cuộc cải cách từ trung ương đến địa phương và những cuộc cải cách này thật sự mang lại hiệu quả khi sự tham nhũng, nhũng nhiểu của quan lại bị đẩy lùi, quản lý xã hội đạt hiệu quả cao thông qua tuyển chọn được hàng ngàn nhân tài ra giúp nước và đặc biệt là đời sống nhân dân được sung túc, ấm no đầy đủ như hai câu thơ:
"Đời vua Thái Tổ, Thái Tông / Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng thèm ăn"
Vua đặt ra các cuộc thi Hương, thi Hội, thi Đình với thời gian cố định 3 năm sẽ có một cuộc thi nhằm tuyển chọn người tài ra giúp nước. Những người đỗ đạt sẽ được khắc tên vào bia đá, đặt trên lưng rùa đá và ngự trong nhà Thái Miếu như dấu chỉ cho sự vinh quang, vinh dự của người đã có công bỏ sức học luyện thành tài. Theo nghiên cứu, Hoàng đế Lê Thánh Tông đã mở 12 khoa thi lớn, lấy đỗ 9 trạng nguyên và 501 tiến sĩ trong suốt thời kỳ trị vì của mình. Đó là một nền khoa bảng mà không triều đại nào về sau có thể so sánh được (Lịch triều hiến chương loại chí - Phan Huy Chú). Hơn nữa, chính Ngài đã lập hội "Tao Đàn nhị thập bát tú" - để cùng các kẻ giỏi văn chương mà đàm luận, làm thơ qua đó khuyến khích nền văn học quốc gia.
Tuyển chọn người tài là gốc rễ của quản lý quốc gia. Cùng phần cải cách quan trọng này, Ngài xây dựng một nền kinh tế nông nghiệp vững mạnh. Mặc dù không thoát khỏi tư tưởng thời đại trong nông ức thương, nhưng sự "trọng nông" của Ngài thật sự đã mang lại hiệu quả vô cùng to lớn mà cuối cùng nhân dân đã được thụ hưởng thành quả của sự phát triển này như hai câu thơ trên đã dẫn.
Thêm vào đó, về mặt quân sự, hoàng đế Lê Thánh Tông chia cả nước thành 5 phủ (tương đương quân khu hiện đại) không tính lực lượng cấm binh. Rồi tùy vào số lương tráng đinh của từng hộ mà có thứ bậc sắp xếp khác nhau đối với những hạng sẵn sàng nhập ngũ cho đến hạng già yếu, làm việc tại địa phương không ra trận. Chính bằng sự phân chia và tuyển chọn này, sức mạnh quân đội Đại Việt được mang sẵn một tiềm lực vô cùng lớn. Nhờ đó mà khi Chiêm Thành, Lan Xang xâm lấn bờ cõi, hoàng đế Lê Thánh Tông đích thân đánh dẹp có thể huy động lúc 26-30 vạn quân tham chiến so với số quân thường trực 4-6 vạn người.
Trong các cuộc chinh chiến về phía Nam và sang phía Tây dưới thời Hoàng đế, tất cả đều bắt đầu bằng sự quấy nhiễu, đánh phá của các vương quốc tại khu vực này. Hơn nữa, bao giờ trong các cuộc gây sự từ các vương quốc như Bồn Man, Lan Xang, Chiêm Thành cũng đều có hình ảnh của nhà Minh ẩn hiện.
Ví dụ như năm 1469, 1470 vua Chiêm là Trà Toàn mang quân snag đánh phá vùng Hóa Châu, lại sai người snag cầu viện Nhà Minh giúp đỡ. Trước việc làm đó, Lê Thánh Tông dẫn quân chia làm 2 đường tiến đánh Chiêm Thành với quân số huy động gần 30 vạn người. Trong đó, hoàng đế tự mình dẫn 1.000 chiến thuyền tiến thẳng đến kinh đô Đồ Bàn (nay là vùng An Nhơn, Bình Định). Tháng 3 năm 1471, thành Đồ Bàn thất thủ, bị phá hủy và quân, dân Chiêm Thành phần bị giết, phần bị bắt làm tù binh đến gần 70 ngàn người. Hai thừa tuyên Quảng Nam và vệ Thăng Hoa (đèo Hải Vân đến Phú Yên) được lập và trở thành lãnh thổ Đại Việt.
Hoặc năm 1478, Bồn Man và Lan Xang là những quốc gia ở phía Tây Đại Việt cấu kết với nhau, không thần phục và đem quân đánh giá. Hoàng đế Lê Thánh Tông tiếp tục thân chinh Tây tiến, huy động 18 vạn quân tiến sang biên giới Lan Xang và Bồn Man. Các cuộc chiến diễn ra ác liệt, vương triều Lan Xang bị truy đuổi phải bỏ chạy, quân Đại Việt kéo đến tận biên giới Miến Điện ngày nay. Sau đó Bồn Man hoàn toàn thuộc về Đại Việt.
Ngoài những cải cách về văn hóa, kinh tế, giáo dục và sức mạnh quân sự, Hoàng đế Lê Thánh Tông còn là một vị vua coi trọng pháp quyền. Ngài cho soạn bộ luật mà nay quen gọi là Luật Hồng Đức gồm 13 chương, 700 điều nhằm giữ gìn kỷ cương quốc gia, răn đe dân chúng chiếu theo đó mà làm điều lẽ phải. Hơn nữa, Hoàng đế còn để lại những câu nói về lòng quyết tâm giữ vững và bảo lãnh thổ quốc gia như:
"Ta phải giữ gìn cẩn thận, đừng để ai lấy mất một phân núi, một tấc sông do Thái Tổ để lại"
Chính bằng tư tưởng chăm dân và giữ nước như thế, Ngài đã vụt sáng trở nên thành một vị Hoàng đế hùng tài đại lược bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Hơn nữa, khác với Lê Thái Tổ hay Quang Trung hoàng đế sau này, Ngài là một vị vua sáng giá không chỉ gắn chặt sự nghiệp của mình bằng chiến trận đánh ngoại xâm mà còn cả trong tư tưởng trị nước, chăm dân và phát triển tiềm lực, sức mạnh quốc gia đến mức cực thịnh. Chính nhờ sức mạnh quốc gia được phát triển đến mức hùng mạnh như thời đại của Ngài, mà nhà Minh Trung Hoa chẳng dám lớn tiếng khi quân Đại Việt viễn chinh Nam, Tây, sang xâm lấn đất đai đều bị đánh đuổi chạy về và lãnh thổ, cương vực quốc gia được giữ vững.
Hình ảnh Hoàng đế Lê Thánh Tông là tiêu biểu cho hình ảnh một người lãnh đạo quốc gia mà nhân dân dù ở thời đại nào cũng mong chờ: tài năng, đức độ và kiên cường giữ vững lãnh thổ quốc gia!
Ví dụ như năm 1469, 1470 vua Chiêm là Trà Toàn mang quân snag đánh phá vùng Hóa Châu, lại sai người snag cầu viện Nhà Minh giúp đỡ. Trước việc làm đó, Lê Thánh Tông dẫn quân chia làm 2 đường tiến đánh Chiêm Thành với quân số huy động gần 30 vạn người. Trong đó, hoàng đế tự mình dẫn 1.000 chiến thuyền tiến thẳng đến kinh đô Đồ Bàn (nay là vùng An Nhơn, Bình Định). Tháng 3 năm 1471, thành Đồ Bàn thất thủ, bị phá hủy và quân, dân Chiêm Thành phần bị giết, phần bị bắt làm tù binh đến gần 70 ngàn người. Hai thừa tuyên Quảng Nam và vệ Thăng Hoa (đèo Hải Vân đến Phú Yên) được lập và trở thành lãnh thổ Đại Việt.
Hoặc năm 1478, Bồn Man và Lan Xang là những quốc gia ở phía Tây Đại Việt cấu kết với nhau, không thần phục và đem quân đánh giá. Hoàng đế Lê Thánh Tông tiếp tục thân chinh Tây tiến, huy động 18 vạn quân tiến sang biên giới Lan Xang và Bồn Man. Các cuộc chiến diễn ra ác liệt, vương triều Lan Xang bị truy đuổi phải bỏ chạy, quân Đại Việt kéo đến tận biên giới Miến Điện ngày nay. Sau đó Bồn Man hoàn toàn thuộc về Đại Việt.
Ngoài những cải cách về văn hóa, kinh tế, giáo dục và sức mạnh quân sự, Hoàng đế Lê Thánh Tông còn là một vị vua coi trọng pháp quyền. Ngài cho soạn bộ luật mà nay quen gọi là Luật Hồng Đức gồm 13 chương, 700 điều nhằm giữ gìn kỷ cương quốc gia, răn đe dân chúng chiếu theo đó mà làm điều lẽ phải. Hơn nữa, Hoàng đế còn để lại những câu nói về lòng quyết tâm giữ vững và bảo lãnh thổ quốc gia như:
"Ta phải giữ gìn cẩn thận, đừng để ai lấy mất một phân núi, một tấc sông do Thái Tổ để lại"
Chính bằng tư tưởng chăm dân và giữ nước như thế, Ngài đã vụt sáng trở nên thành một vị Hoàng đế hùng tài đại lược bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Hơn nữa, khác với Lê Thái Tổ hay Quang Trung hoàng đế sau này, Ngài là một vị vua sáng giá không chỉ gắn chặt sự nghiệp của mình bằng chiến trận đánh ngoại xâm mà còn cả trong tư tưởng trị nước, chăm dân và phát triển tiềm lực, sức mạnh quốc gia đến mức cực thịnh. Chính nhờ sức mạnh quốc gia được phát triển đến mức hùng mạnh như thời đại của Ngài, mà nhà Minh Trung Hoa chẳng dám lớn tiếng khi quân Đại Việt viễn chinh Nam, Tây, sang xâm lấn đất đai đều bị đánh đuổi chạy về và lãnh thổ, cương vực quốc gia được giữ vững.
Hình ảnh Hoàng đế Lê Thánh Tông là tiêu biểu cho hình ảnh một người lãnh đạo quốc gia mà nhân dân dù ở thời đại nào cũng mong chờ: tài năng, đức độ và kiên cường giữ vững lãnh thổ quốc gia!
Lê Khắc An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét