Thành Diên Khánh, Khánh Hòa - Cổ thành, nội chiến và khát vọng thống nhất quốc gia. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Thành Diên Khánh, Khánh Hòa - Cổ thành, nội chiến và khát vọng thống nhất quốc gia.

Share This
lịch sử việt nam qua các triều đại

YEUSUVIET.COM - Trong cuộc nội chiến Việt Nam giữa triều Tây Sơn và Chúa Nguyễn vào thế kỷ 18, 19, sự xuất hiện thành Diên Khánh sau khi Chúa Nguyễn chiếm được vị trí độc đạo này đã tạo ra một bàn đạp phòng thủ chiến lược vô cùng quan trọng ở Nam Trung bộ. Từ vị trí tòa thành Diên Khánh trải dài về phía Nam, một hậu phương vững chắc của Chúa Nguyễn được bảo vệ an toàn, từ đó dần dần tiêu diệt toàn bộ sức mạnh chống cự của nhà Tây Sơn thời hậu Quang Trung.
Thành cổ Diên Khánh ngày nay tọa lạc tại Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Cùng với thành Quy Nhơn - vừa là nơi khởi xuất của triều Tây Sơn, vừa là nơi có vị trí trọng yếu trên đường tiến quan ra Bắc, thành Diên Khánh cách thành Bình Định bằng thành Phú Yên, cũng chiếm 1 vị trí quan trọng trong bản đồ quân sự chiến lược của các bên.

Năm 1773, Chinh nam đại tướng quân Ngô Văn Sở cùng các đô đốc Lê Văn Hưng, Lê Văn Lộc của nhà Tây Sơn mang quân đánh chiếm 3 thành Phú Yên, Diên Khánh và Bình Thuận. Lê Văn Hưng - một trong Tây Sơn thất hổ tướng được giao trọng trách giữ thành này. Quân Chúa Nguyễn nhiều lần tấn công hạ thành để mở đường bộ Bắc tiến mà không được. Sau này, khi Lê Văn Lộc rút đi, thành Diên Khánh do tướng Đào Văn Hồ trấn giữ và mất về tay tướng Võ Tánh của Chúa Nguyễn. Năm 1793, Chúa Nguyễn Phúc Ánh sai người đắp mới thành Diên Khánh như hiện trạng ngày nay.

lịch sử việt nam qua các triều đại

Thành hình lục giác, có 6 cửa với diện tích trên 36.000m2 và có chu vi trên 2.900m. Thành đắp bằng đất, cao 3,5m, bên ngoài có hào sâu 3-5m, rộng 30-40m. Thành được đắp theo kiểu mới, hình Vauban - một kiểu thành phổ biến của Tây Âu thế kỷ 17, 18. Các cạnh của thành không hoàn toàn thẳng hàng, có đoạn nhô ra, uốn lượn giúp cho việc quan sát từ trên thành được dễ dàng. Phía tường thành bên trong lại có độ dốc thoải, chia làm 2 bậc giúp cho việc vận chuyển được thuận tiện. Thành đắp xong do Nguyễn Văn Thành - một trong Ngũ hổ tướng Gia Định, trấn giữ, sau được giao lại cho Hoàng tử Cảnh trấn giữ rồi đến lượt Võ Tánh.

Năm 1795, để tạo bước chuyển trên chiến trường Nam Trung bộ và đánh lui lực lượng Chúa Nguyễn trên đường Bắc Tiến, đô đốc Trần Quang Diệu dẫn quân đến vây thành Diên Khánh. Nhờ sự thiết kế đặc biệt và kiên cố, thành được giữ vững. Cho đến khi nội bộ Tây Sơn lục đục, Trần Quang Diệu phải bỏ vây thành Diên Khánh, rút về Phú Xuân, thành được giải vây và không bao giờ còn rơi vào sự kiểm soát của triều Tây Sơn nữa.

Năm 1795, tướng Chúa Nguyễn là Tôn Thất Hội giữ thành Diên Khánh cho đến khi Gia Long lên ngôi, diệt nhà Tây Sơn, thống nhất đất nước.

Trải qua thời gian và bao vết bào mòn của thời gian, thành Diên Khánh ngày nay vẫn còn may mắn giữ lại những dáng vẻ oai hùng của mình khi xưa. Hiện nay thành cón giữ được 4/6 cổng thành gồm Đông - Tây - Tiền (Nam) và Hậu (Bắc). Từ Quốc lộ 1 đi vào, chúng ta sẽ đi bằng con đường độc đạo nối cửa Đông và cửa Tây của thành. Bên ngoài còn có con đường vòng nối cửa Đông và cửa Tây với nhau. trên những bờ thành hơn trăm năm trước còn vương màu súng đạn, nay đã phủ cho mình những thảm cỏ xanh tươi điểm vài bông hoa vàng và những con đường cát trắng nhẹ nhàng có lẽ do trẻ nhỏ lâu ngày leo trèo qua lại mà thành...

Khi đến Khánh Hòa, người ta sẽ thường nghĩ về Nha Trang nhiều hơn cả và đến là vịnh Cam Ranh. Hai địa danh khổng chỉ thể hiện một Khánh Hòa của thời hiện đại mà còn là của một Việt Nam với vị trí và vị thế mới trong thời hiện tại. Nhưng những hồn xưa cũ của một thời nội chiến khốc liệt thì vẫn còn vương lại trên mảnh đất hiền hòa vùng Nam Trung bộ. Cổng thành Diên Khánh ngày nay được tô điểm màu hồng như màu của cuộc sống lạc quan và không còn lửa đạn. Những tường thành kiên cố nay phủ lớp cỏ xanh như mang trên mình màu hy vọng của bao thế hệ người Việt Nam về tương lai đất nước, quốc gia và dân tộc.

Thành Diên Khánh, Khánh Hòa - Cổ thành, nội chiến và khát vọng thống nhất quốc gia.
Vị trí các cổng thành còn lưu lại theo địa danh ngày nay.

Nếu có dịp đến thăm Khánh Hòa, dừng chân ở Nha Trang xinh đẹp, bạn cũng hãy nhớ đến đây - nơi cổ thành Diên Khánh này, để nhìn lại một lịch sử nội chiến dân tộc tàn khốc, bi thường và thêm trân quý từng giây phút hòa bình trên dải đất Việt Nam xinh đẹp, nhỏ nhắn này.
Thảo luận tại Fanpage YÊU SƯ VIỆT - https://www.facebook.com/yeusuviet/posts/1635260599856775


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (368) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (100) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (76) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)