Sự kiện Mạc Đăng Dung lập ra nhà Mạc - Nhà Lê hết thì đến nhà Mạc lên thay, đó là tất yếu. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Sự kiện Mạc Đăng Dung lập ra nhà Mạc - Nhà Lê hết thì đến nhà Mạc lên thay, đó là tất yếu.

Share This
sử việt, lịch sử việt nam qua các thời kỳ, nhà mạc

YEUSUVIET - Khi nhắc đến Mạc Đăng Dung, người ta thường nghĩ về sự kiện ông cướp ngôi nhà Lê, lập ra nhà Mạc. Và cứ nghĩ đến việc cướp ngôi, chúng ta sẽ quy cho người cướp ngôi là kẻ xấu, kẻ loạn thần. Nhưng điều đó có thật sự đúng hay không nếu mang những sự kiện cướp ngôi này đối chiếu với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc: Lê Đại Hành và nhà Đinh, Lý Thái Tổ và nhà Tiền Lê, Trần Thủ Độ và nhà Hậu Lý, và cả mối liên hệ giữa Lê Thái Tổ - nhà Trần và Trần Cảo. Ngoài ra, vai trò của nhân dân trong những cuộc biến đổi triều đại này là như thế nào và có mang tính chất quyết định sự thành lập một vương triều mới hay không?


Triều Hậu Lê là triều đại kéo dài lâu nhất trong lịch sử Việt Nam và trải qua hai giai đoạn Lê sơ và Lê Trung hưng. Giai đoạn Lê sơ đánh dấu bằng các sự kiện Lê Thái Tổ đánh đuổi giặc Minh, Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong oan án Lệ Chi Viên và sự xuất hiện của hoàng đế Lê Thánh Tông - vị hoàng đế đã đưa chế độ phong kiến Việt Nam đến giai đoạn cực thịnh cao nhất. Giai đoạn Lê sơ kết thúc bằng việc Lê Uy Mục lên ngôi năm 1504, dẫn đến triều chính nhà Lê rối ren và Mạc Đăng Dung lên ngôi vào năm 1527. Mãi đến năm 1533, vua Lê Trang Tông lên ngôi, sử gọi là Lê trung hưng - nhưng cũng chính từ đây đất nước rơi vào cảnh rối ren, các vua Lê không đủ khả năng lãnh đạo đất nước phải dựa vào họ Trịnh và họ Nguyễn, cuối cùng đất nước trải qua hai cuộc nội chiến Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn phân tranh suốt gần 3 thế kỷ.

Mạc Đăng Dung khi lên ngôi hoàng đế nhà Mạc, ông không hề cướp ngôi hay giành ngôi của một vị hoàng đế vừa đánh đuổi ngoại xâm như Lê Thái Tổ, hay của một vị hoàng đế đang chăm chút cho đời sống nhân dân từng ngày. Nhưng khi lên ngôi, Mạc Đăng Dung lại thay thế cho "bức bình phong thời đại" Lê Chiêu Tông - vị hoàng đế thiếu niên chết năm 20 tuổi. Nhà Hậu Lê oanh liệt thuở nào kể từ năm 1504 chỉ còn lại những ông vua ham mê tửu sắc, giết hại trung thần, bức ép sức dân, sống trong xa hoa sung túc. Cuối cùng, đến thời Lê Chiêu Tông, Đại Việt rơi vào cuộc nội chiến, cát cứ giữa các vương hầu Nguyễn Hoằng Dụ, Trịnh Tuy, Trần Chân... với những mưu đồ và toan tính riêng.

Đất nước rơi vào loạn lạc, thì chỉ có dân chúng và binh sĩ là phải chịu cảnh thiệt thòi, chết chóc. Cái chí anh hùng dù được gọi là gì đi nữa, cũng là để thỏa mãn cái tính cách của một con người. Có khác và nhân dân có nhớ đến, là của người anh hùng nào mang lại một cuộc sống thái bình cho mình mà thôi. Và Mạc Đăng Dung đã làm được điều đó, vậy nên khi ông tiến vào Đông Kinh, dân chúng Thăng Long mới theo ra mà tiếp đón.

Nhà Mạc được ghi lại trong các sách sử do các triều Lê - Trịnh, Nguyễn về sau biên soạn. Thứ nhất, chắc chắn sẽ phiến diện vì lịch sử phong kiến do từng triều đại soạn ra theo ý thức của triều đại đó. Thứ hai, những vấn đề được sử gia phong kiến gắn lên nhà Mạc và Mạc Đăng Dung gồm có: giết vua chiếm ngôi, cắt đất cho nhà Minh và tự trói mình làm nhục quốc gia.

Thay triều đổi đại là chuyện diễn ra thường xuyên trong lịch sử phong kiến. Lên án Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê thì nói sao việc nhà Tiền Lê lấy ngôi vua Đinh, Lý Thái Tổ lấy ngôi vua Lê rồi Trần Thủ Độ lấy ngôi nhà Lý? Vậy nên lịch sử tùy vào những góc nhìn, và những điều được gọi là "chính sử" thường do triều đại sau viết về triều đại trước hay cựu thù của mình.

Mạc Đăng Dung tự trói mình mà khiến cho đất nước không phải bị giày xéo bởi 22 vạn quân Minh đang đứng ở cửa ngõ Nam Quan. Mạc Đăng Dung đã chẳng theo cách Nguyễn Kim cho sứ giả 2 lần vượt Chiêm Thành, theo đường biển sang Trung Hoa mà xin nhà Minh mang quân vào cứu. Vua nước Nam khi đó còn ở kinh đô Thăng Long trị vì trăm họ, chỉ có cha Vua - Thái thượng hoàng, thân mình đến làm nghi thức phủ phục mà từ Mạc Thái Tổ trở đi chẳng có bóng dáng một tên lính xâm lược Trung Hoa nào. Một người nhục cho muôn người nhờ, một họ nhục cho trăm họ yên và một vương triều chịu nhục cho quốc gia không phải vướng lửa ghê sợ của chiến tranh.

Việc cắt đất 6 động của Mạc Đăng Dung thì ngay trong chính hai cuốn chính sử Sử ký và Sử lược còn ghi lại khác nhau. Các nhà nghiên cứu hiện đại còn đang dựa vào các sử liệu trong và ngoài nước để xác định những vùng đất động Mạc Thái Tổ cắt đi có thật hay không và có thật là của Đại Việt hay không nữa. Chưa rõ điều gì thì cần nên nghiên cứu xem xét kỹ, việc các sử gia phong kiến phê phán, khinh bỉ chẳng khác nào một cách làm của triều sau với triều trước nhằm tôn tại tính chính danh của mình, mà hầu hết đều phải được xây lên bằng những cuộc binh biến và máu của nhân dân.

Chứng minh rõ nhất cho sự tồn tại chính danh của nhà Mạc và được nhân dân tin theo suốt gần 70 năm, có lẽ phải từ câu nói của Thái phó Đà quốc công Mạc Ngọc Liễn căn dặn vua Mạc Kính Cung trước khi qua đời rằng: "Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại trung hưng, đó là số trời. Dân ta là người vô tội mà khiến để phải mắc nạn binh đao, ai nỡ lòng nào! Chúng ta nên lánh ra ở nước khác, nuôi dưỡng uy lực, chịu khuất đợi thời,... lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng."

sử việt, lịch sử việt nam qua các thời kỳ, nhà mạc

Nhà Mạc cướp ngôi mà đến khi chết và đến khi nhà Mạc diệt vong, có con cháu họ Mạc nào mời người Hán sang giày xéo giang sơn như họ Lê thời trung hưng đã làm!?

Lịch sử Việt Nam luôn được viết bằng sự thật khách quan từ ngòi bút của vương triều chiến thắng. Nhưng đất nước này tồn tại lại bằng lịch sử được viết từ nhân dân. Chính nhân dân sẽ biết đâu là vương triều, triều đại mà mình phải tôn thờ hay ghi nhớ công ơn. Triều Tây Sơn đoản mệnh là một minh chứng hùng hồn nhất cho nhận định này. Và hôm nay, nhà Mạc đang được trả lại đúng vị trí của mình trong dòng tiến trình lịch sử của dân tộc. Từ đây, khi nhớ đến nhà Mạc, chúng ta hãy nhớ về một Mạc Thái tổ Mạc Đăng Dung như một "anh hùng thời loạn" đã cố gắng tận kiệt sức lực đời mình để vỗ yên trăm họ, giúp cho dân tộc tránh nạn ngoại xâm của người Hán ở phương Bắc. Và nếu còn nhớ câu nói của những tiền nhân như Trần Bình Trọng "Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc", thì cũng xin bạn hãy nhớ về câu nói của Mạc Ngọc Liễn, rằng:"Chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ".

Hãy ngợi khen Vương triều Mạc đã không vì quyền lợi dòng họ mà bán đứng dân tộc, đã không vì nội chiến mà cầu viện ngoại bang. Một Vương triều như thế thì xứng đáng được nhân dân hương khói thờ phụng đến hôm nay!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (368) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (100) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (76) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)