Sãi vương Nguyễn Phúc Nguyên - Anh hùng buổi đầu nội chiến và nền móng Nam tiến đầu tiên. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Sãi vương Nguyễn Phúc Nguyên - Anh hùng buổi đầu nội chiến và nền móng Nam tiến đầu tiên.

Share This
lịch sử việt nam qua các thời kỳ, chúa sãi, sử việt, yêu sử việt, nguyễn phúc


YEUSUVIET.COM - Năm 1558, Chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa trấn thủ, chính thức xây dựng nền móng mở cõi phương Nam. Nhưng trong suốt cuộc đời mình cho đến khi mất, Chúa Tiên bề ngoài luôn thần phục Chúa Trịnh, nhưng bên trong đã có ngầm chuẩn bị cơ đồ ở phương Nam. Tháng 6 năm 1613, Chúa Tiên mất, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, kế tục sự nghiệp cha mình mà mở mang bờ cõi về phương Nam và chính thức đối đầu với họ Trịnh ở phương Bắc.

Bài liên quan
>>> Danh nhân Sử Việt
>>> Chí sĩ Lê Thành Phương - Khúc bi anh hùng ca của thời kỳ đi sau thời đại.

Trong suốt thời gian trị vì hơn 22 năm của mình, Chúa Sãi đã tiếp tục đặt tiếp những viên gạch nền móng vững chắc đầu tiên về hành chính, quân sự, kinh tế để xây dựng chính quyền Đàng Trong vững mạnh, dù dân ít, đất thưa nhưng vẫn đủ sức chống trả các cuộc Nam tiến của họ Trịnh và thậm chí còn tiến quân ra Bắc thảo phạt.

Ở tư duy xây dựng đế nghiệp của mình, Chúa Sãi nổi bật lên trước hết bởi hình ảnh một vị Chúa chăm dân có lòng nhân từ, trắc ẩn và từ bi. Vì thế, dân gian quen gọi Ngài là Chúa Phật, Chúa Bụt. Ngoài ra, Chúa Sãi lại có tư tưởng xem trọng ngoại thương, tích cực và khuyến khích việc buôn bán với nước ngoài. Phố cổ Hội An ngày nay được xây dựng nền tảng từ chính thời kỳ Chúa Sãi trị vì. Không những chỉ đơn thuần là giao thương, buôn bán với nước ngoài, Chúa Sãi còn cho phép người Hoa, người Nhật được phép lập các khu phố riêng mà tục hay gọi là phố Khách, phố Nhật để giúp tiện cho việc giao thương với người nước ngoài hơn.

Bằng việc thắt chặt mối quan hệ với nước ngoài mà đặc biệt là Nhật Bản và Bồ Đào Nha, Chúa Sãi đã xây dựng được xưởng đúc vũ khi, đạn dược theo kỹ thuật của người Bồ, từ đó có hỏa lực mạnh mẽ để đương cự với lực lượng chúa Trịnh ở Đàng Ngoài với quân số luôn luôn đông hơn. Với Nhật Bản, Chúa Sãi vừa gả con gái mình cho một chủ tàu viễn dương có hiệu buôn lớn nhất Hội An, lại còn nhận hai người Nhật làm con nuôi. Chính họ với đội tàu hàng hải viễn dương của mình đã cung cấp kim loại, diêm tiêu cho quân đội Đàng Trong. Và dĩ nhiên, bài toán kinh tế giao thương luôn có sự tương quan lợi ích qua lại, Chúa Sãi có quân lực và người Nhật có lợi nhuận từ buôn bán. Nhưng cuối cùng, nhờ đó mà Đàng Trong vững mạnh, cuộc sống người dân có phần sung túc, thoải mái hơn. Điều này trái ngược với những gì các vua Nguyễn - đặc biệt là hoàng đế Tự Đức, đã làm về sau...


lịch sử việt nam qua các thời kỳ, chúa sãi, sử việt, yêu sử việt, nguyễn phúc

Với các tù trường ở vùng mà nay là Tây Nguyên trở lên vùng cao qua Lan Xang (Lào), mỗi khi có biến loạn xâm nhập biên giới, Chúa Sãi một mặt cho quân dẹp yên nhưng mặt khác cũng dùng nhân đức mà đối đãi. Nên dần dà các vùng biên giới, phiên dậu này được yên bình.

Chân Lạp có vua Chey Chetta II là con rể của Chúa Sãi. Nguyên do trước đó Chey Chetta II xin hỏi cưới con gái Chúa để kết tình hòa hiếu giữa hai quốc gia, đồng thời xin Chúa bảo hộ cho Chân Lạp trước sự bành trướng của Xiêm La ở phía Tây. Chúa Sãi đã gả con gái mình là Công chúa Ngọc Vạn cho Chey Chetta II, đồng thời cung cấp quân đội, khí giới, tàu thuyền hỗ trợ hoàng triều Chân Lạp trước quân đội Xiêm La

Đặc biệt, một sự kiện vô cùng quan trọng đã diễn ra năm 1623, đó là sứ bộ Đàng Trong đến cố đô Oudong của Chân Lạp, dâng tặng phẩm vật, kết tình thông gia hai nước và được quốc vương Chân Lạp nhượng cho vùng đất Mô Xoài và lập hai thương điểm thu thuế tại Kas Krobei (Bến Nghé ngày nay) và Prei Nokor (Chợ Lớn ngày nay) - vì những nơi này người Việt đang buôn bán làm ăn, sinh sống rất đông. Từ những nền móng này, đến năm 1698 Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã vâng lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu làm Thống suất vào kinh lý miền Nam, dựng Gia Định phủ, Tân Bình phủ, dinh Trấn Biên và dinh Phiên Trấn - những cơ sở hành chính nằm dưới quyền cai trị của các Chúa Nguyễn và Việt Nam sau này, và cũng chính là Sài Gòn hôm nay.

Và cuối cùng, dưới thời trị vị của Chúa Sãi, cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn phân tranh chính thức bắt đầu năm 1627, kéo dài đến tận năm 1672 qua 7 cuộc đại chiến tiêu tốn sức người, sức của, tiềm lực quốc gia. Năm 1620, cho rằng Chúa Trịnh Tùng vô cớ dẫn quân đánh mình, Chúa Sãi không nộp thuế nữa. Năm 1623 Chúa Trịnh Tùng chết, năm 1627 Chúa Trịnh Tráng dẫn 5.000 quân Nam chinh thảo phạt chúa Nguyễn. Năm 1633, Thanh Đô vương Trịnh Tráng tiến đánh lần thứ hai. Bằng hệ thống Lũy Thầy được quân sư Đào Duy Từ hiến kế xây dựng, Đàng Trong tiếp tục được giữ vững, đẩy lùi cuộc Nam chinh lần hai của chúa Trịnh.

Trong suốt cuộc đời mình cho đến khi qua đời vào năm 1635, thọ 72 tuổi, Sãi vương Nguyễn Phúc Nguyên đã tận lực một đời mình mà xây dựng miền Nam này sung túc và hùng mạnh trước sức tấn công từ Chúa Trịnh. Đất nước bị chia đôi, nhân dân phải trải qua những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, tiềm lực quốc gia cả hai phía đều trên đà kiệt quệ. Nhưng nhờ chính sách mở mang ngoại thương, tiếp thu khoa học kỹ thuật quân sự Bồ Đào Nha và việc mở rộng quan hệ ngoại giao với Chân Lạp, Chiêm Thành, kiềm hãm sức mạnh của Xiêm La như một trong những điểm sáng đáng nhớ nhất về vị Chúa nhân từ được nhân dân Đàng Trong kính trọng.

Cuộc nội chiến như một sự kiện lịch sử tất yếu phải xảy ra khi chính quyền trung ương không đủ mạnh để điều hành đất nước, quyền lực quốc gia rơi vào tay chúa Trịnh cậy quyền, chèn ép vua Lê đã dẫn đến sự hình thành một thế lực chống lại, không khuất phục kẻ loạn thần - và lịch sử đã chọn dòng họ Nguyễn. Cũng chính dòng họ này sẽ thống nhất đất nước vào năm 1802...

Nhưng suy cho cùng, nội chiến chỉ làm quốc gia bị thụt lùi và nhân dân bao giờ cũng phải gánh chịu tang thương nặng nề nhất...! Và một điều khác, nếu các đời sau không bảo thủ, giáo điều, lạc hậu mà mở cửa, trọng thương nghiệp, đi theo xu hướng thời đại, thời thế thì có lẽ dân tộc chúng ta đã tiến lên theo một con đường khác oai hùng hơn, giàu mạnh hơn. Một nửa Việt Nam - Đàng Trong, còn làm được thì huống hồ là cả quốc gia, cả dân tộc có cùng chung một ý hướng, một con đường!? Nhưng lịch sử chỉ có những bài học mà không có "nếu như..."!

Thảo luận bài viết tại Fanpage YÊU SỬ VIỆT
https://www.facebook.com/yeusuviet/posts/1583143785068457

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (368) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (100) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (76) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)