YEUSUVIET.COM - Lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ chứng kiến một cuộc nội chiến Việt Nam mà chính nó sẽ khơi màu cho sự chia cắt đất nước cho tới tận năm 1802 - khi chúa Nguyễn Gia Long Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế. Những tưởng rằng khi vừa bắt đầu, sẽ có một triều đại mới được lập ra như những cuộc thay ngôi đổi vua đã từng diễn ra trước đó trong lịch sử Đại Việt. Nhưng cuối cùng, nhà Mạc của Mạc Thái tổ Mạc Đăng Dung đã không thể trở thành một vương triều trong lịch sử Đại Việt và sự kiện gắn liền với nhà Mạc lại là cuộc nội chiến Nam - Bắc triều từ năm 1533 đến năm 1592, nhưng thực chất là kéo dài đến tận năm 1677 - khi Mạc Kính Hoàng bị tiêu diệt.
Bài liên quan
>>> Hoàng đế Tự Đức - Người minh quân sinh lầm thời đại
>>> Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến - Một nước Việt mở của trăm năm trước
>>> Người trẻ cần biết gì về lịch sử nước nhà?
>>> Hoàng đế Tự Đức - Người minh quân sinh lầm thời đại
>>> Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến - Một nước Việt mở của trăm năm trước
>>> Người trẻ cần biết gì về lịch sử nước nhà?
Đáng chú ý trong sự kiện nội chiến này, đó là sự can thiệp của nhà Minh từ phương Bắc đã giúp cho các vua nhà Mạc tiếp tục được tồn tại từ năm 1592 đến năm 1677 tại vùng Thái Nguyên, Lạng Sơn và Cao Bằng. Dù biết rằng, trong dòng lịch sử Việt Nam, đã không thiếu những trường hợp cầu viện ngoại bang khi dòng họ của mình bị thất thế, nhưng rõ ràng nhờ sự can thiệp của một chính quyền luôn mang dã tâm bành trướng vào nội bộ quốc gia, đã khiến nhà Mạc không thể trụ vững trong dòng lịch sử của dân tộc. Sự can thiệp của nhà Minh - và sau này là nhà Nam Minh (1644), thực chất chỉ là làm suy yếu sức mạnh quốc gia của Đại Việt, hầu muốn dễ bề chế ngự và mưu đồ lệ thuộc về sau.
Cuộc chiến Nam - Bắc triều bắt đầu diễn ra từ năm 1543, khi quân nhà Hậu Lê dưới quyền lãnh đạo của Nguyễn Kim cùng vua Lê Trang Tông từ Ai Lao về nước, đánh chiếm Tây Đô (Thanh Hóa). Sau đó, Nguyễn Kim bị Dương Chấp Nhất đầu độc, Trịnh Kiểm lên thay, nắm quyền quân đội tiếp tục đánh nhà Mạc bằng danh nghĩa phò Lê.
Nhà Mạc dưới thời Mạc Đăng Dung và Mạc Kính Điển đã giữ yên được kinh thành Thăng Long trước các cuộc tấn công của nhà Lê từ năm 1545 đến năm 1591. Đến khi Trịnh Tùng tiến quân áp sát Thăng Long lần thứ hai vào tháng 11 năm 1592, bắt giết được vua Mạc là Mạc Mậu Hợp, đuổi nhà Mạc chạy lên vùng Cao Bằng.
Như trên đã nói, tàn dư họ Mạc mà bắt đầu là Mạc Kính Chỉ gửi cầu cứu nhà Minh, nhờ nhà Minh can thiệp mà Trịnh Tùng buộc phải cho họ Mạc giữ đất vùng Cao Bằng. Mãi đến tận năm 1662 khi nhà Nam Minh bị diệt, Nhà Hậu Lê mới mang quân lên đánh và đến năm 1677 thì diệt được nhà Mạc hoàn toàn, bắt phải cải sang họ Nguyễn. Nhưng cuộc nội chiến quốc gia vẫn còn đang tiếp diễn ở phía Nam, giữa đôi bờ sông Gianh nơi Trịnh Nguyễn phân tranh và đất nước vẫn còn đang chia cắt thành hai bờ chiến tuyến chém giết lẫn nhau.
Khi lên lãnh đạo đất nước, các vua nhà Mạc đã đề ra nhiều chính sách văn hóa, kinh tế cởi mở như xem trọng thủ công, cho tư hữu đất nông nghiệp, không ức thương và cởi mở giao thương với nước ngoài... Nhưng sự lựa chọn thiếu sáng suốt của Thái tổ Mạc Đăng Dung khi tự khói mình gặp sứ nhà Minh và tự nguyện xin cắt đất, lãnh thổ quốc gia để được sự chống lưng, thừa nhận của nhà Minh đã làm cho vị thế của Đại Việt trở lại là là một đô ty nội thuộc của Trung Hoa. Đó là một sự nhục nhã và vết ô nhục đến ngàn năm sau cũng không thể rửa sạch.
Tuy vậy, câu chuyện về việc Thái tổ Nhà Mạc tự trói mình mà ngăn được hàng vạn quân Minh sang xâm lược nước ta và việc đại thần Nhà Mạc là Mạc Ngọc Liễn với câu nói trước khi qua đời "Chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để cho nhân dân phải lầm than" là những điều mà các triều đại sau vẫn chưa muốn làm sáng tỏ về những việc hay công lao Nhà Mạc đã làm trong khoảng thời gian tồn tại của mình. Các bạn có thể xem bài viết "Sự kiện Mạc Đăng Dung lập ra Nhà Mạc - Nhà Lê hết thì đến Nhà Mạc lên thay, đó là sự tất yếu", qua đó thử có cách nhìn khác hơn về những đóng góp của Nhà Mạc và Thái tổ Mạc Đăng Dung trong bức tranh Đại Việt thế kỷ XVI đầy biến loạn và nội chiến triền miên.
Cuộc nội chiến Nam Bắc triều với sự can thiệp của Nhà Minh từ phương Bắc đã đưa ra một bài học sâu cay về ý nghĩa đoàn kết quốc gia và cảnh giác trước những âm mưu thôn tính, chia rẽ từ phương Bắc. Sự nhún nhường và chấp nhận thiệt thòi không có nghĩa là chấp nhận làm nhục quốc thể và cắt đất, cắt cương thổ quốc gia dâng nộp cho nhà Minh. Đất đai, cương thổ quốc gia có từ thời Hùng Vương, trải qua ngàn năm đô hộ đến thời Ngô Vương Quyền mới lấy lại được, vậy nên kẻ nào mang từng tấc đất đã thấm đẫm xương máu giữ gìn của cha ông mà dâng nộp cho phương Bắc, thì kẻ đó đáng bị nguyền rủa đời đời và không xứng đáng được đứng vào dòng chảy lịch sử của dân tộc. Đó là bài học sâu đậm nhất mà tiền nhân để lại cho chúng ta và con cháu chúng ta về sau.
Nguyễn Thị Thành
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét