Để giữ tình hòa hiếu giữa hai nước, Đại tướng Hầu Nhân Bảo của Đại Tống chuẩn bị sang thăm Đại Cồ Việt vào cuối năm 980. Hoàng đế Lê Đại Hành gấp rút chuẩn bị trọng yến để đón tiếp.
TIN KHÁC
1. Hội đồng Chính trị Lam Sơn vừa bỏ phiếu thông qua Kế hoạch Nguyễn Chích vào sáng nay.
"Cuộc khởi nghĩa do Lê Thái tổ Lê Lợi lãnh đạo. Vì chiến công đánh đuổi quân Minh xâm lược mang dã tâm đồng hóa dân tộc ta thành một quận của Trung Quốc, mà tên tuổi của Ông được lưu truyền và được tôn vinh là một trong 14 "Anh hùng dân tộc" của người Việt Nam." -
2. TIN ĐÀNG TRONG - Chúa Hiền quyết định thông qua "Đề án xây dựng Cù Lao Phố", Tổng binh Dương Ngạn Địch tự tin thi công.
"Trên con đường phát triển của dân tộc, khi miền Nam bước những bước đầu thành hình, người Minh từ Trung Hoa chạy nạn Mãn Thanh đã có những đóng góp nhất định cho sự hưng thịnh, trù phú của vùng đất này. Một trong số đó, và nổi tiếng nhất là Cù Lao Phố (Biên Hòa, Đồng Nai) - địa danh làm minh chứng rõ ràng nhất cho một miền Nam sơ khởi, nhưng nay đã lùi sâu về quá khứ, phủ lên mình lớp bụi thời gian và khoác riêng một chiếc áo rêu xanh, cổ kính. Nhắc đến Cù Lao Phố, chúng ta sẽ còn phải tiếc nuối hoài về một thương cảng từng mang tầm vóc quốc tế...!"
3. TIN CHẤN ĐỘNG - Một nhóm các nhà khoa học trẻ Hoan Châu vừa công bố công trình nghiên cứu khoa học về màu da của Mai Hắc Đế.
"Nếu phải mất hơn 500 năm sau ngày Trưng Nữ Vương giành độc lập ngắn ngủi cho dân tộc, Lý Nam Đế mới gây dựng lại quốc thống với hơn 50 năm tự chủ từ 541 tới 602 trải các đời Triệu Việt Vương, Hậu Lý Nam Đế, thì đến năm 713, vị Hoàng đế thứ hai của dân tộc trong thời Bắc thuộc đã xuất hiện - Mai Hắc Đế." - XEM TIẾP - Mai Hắc Đế - Bản hùng ca Hoan Châu khởi nghĩa
4. Tác phẩm "Nam triều công nghiệp diễn chí" được tái bản lần thứ 19, hơn 5.000 bản online được đặt hết trong sáng nay.
""Nam triều công nghiệp diễn chí" (Diễn chí) của Bảng Trung hầu Nguyễn Khoa Chiêm (1659-1736) là một trong số ít những tác phẩm tiểu thuyết nhưng không hoàn toàn là tiểu thuyết, đã khắc họa gần như hoàn hảo giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh với 8 cuộc đại chiến, huy động hàng chục vạn người tham chiến suốt gần nửa thế kỷ (1627-1672). Tác phẩm được viết khoảng năm 1719, thời Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu. Theo nhiều đánh giá của các học giả sử học hiện đại hay gần với thời kỳ của Bảng Trung hầu, tác phẩm được viết khi ông đang đương chức trong triều đình Đàng Trong, theo sự yêu cầu của Chúa Minh nên tác phẩm chắc hẳn không thể viết những lời sai, không đúng sự thật đương thời. Do đó, "Nam triều công nghiệp diễn chí" có một ý nghĩa riêng trong việc nhìn nhận lại cuộc nội chiến đẫm máu trong lịch sử dân tộc vào thế kỷ XVII." - XEM TIẾP - Nam triều công nghiệp diễn chí (1719) - Nguyễn Khoa Chiêm.
CHUYÊN MỤC
1. THÀNH CỔ DIÊN KHÁNH, KHÁNH HÒA, ĐÀNG TRONG.
"Trong cuộc nội chiến Việt Nam giữa triều Tây Sơn và Chúa Nguyễn vào thế kỷ 18, 19, sự xuất hiện thành Diên Khánh sau khi Chúa Nguyễn chiếm được vị trí độc đạo này đã tạo ra một bàn đạp phòng thủ chiến lược vô cùng quan trọng ở Nam Trung bộ. Từ vị trí tòa thành Diên Khánh trải dài về phía Nam, một hậu phương vững chắc của Chúa Nguyễn được bảo vệ an toàn, từ đó dần dần tiêu diệt toàn bộ sức mạnh chống cự của nhà Tây Sơn thời hậu Quang trung." - XEM TIẾP - Thành Diên Khánh, Khánh Hòa - Cổ thành, nội chiến và khát vọng thống nhất quốc gia.
2. NGUYỄN TRUNG TRỰC VÀ TRẬN NHẬT TẢO, KIÊN GIANG.
"Năm 30 tuổi, Ông bị Pháp bắt và thọ tử tại chợ Rạch Gía, Kiên Giang. Dù sống ngắn ngủi, Ông đã kịp để lại dấu ấn của mình trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bằng hai chiến công đốt tàu Pháp trên sông Nhật Tảo và đánh chiếm đồn Kiên Giang."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét