YEUSUVIET.COM - Cuối năm 541 Sau công nguyên, Lý Bí sau một thời gian chiêu dụ hào kiệt, gầy dựng lực lượng, đã dựng cờ khởi nghĩa, tiến quân đánh đuổi thứ sử Tiêu Tư nhà Lương bỏ chạy về nước. Năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Lý Nam Đế, đặt trăm quan văn võ, lấy hiệu Thiên Đức, gọi tên nước là Vạn Xuân và cho khởi công xây dựng chùa Khai Quốc - nay là ngôi chùa đang tọa lạc trên hòn đảo phía Đông Hồ Tây, quận Tây Hồ, thủ đô Hà Nội với tên gọi Trấn Quốc.
Bài liên quan
>>> Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư - Chỉ có dân mới biết mình sẽ thờ ai?
>>> Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình - Kinh đô lập quốc và khát vọng của vị Hoàng đế đầu tiên.
>>> Tháp Chiên Đàn, Quảng Nam - Dấu tích vương triều cổ xưa, tồn tại và diệt vong.
>>> Cù Lao Phố, Biên Hòa, Đồng Nai - Bao giờ trở lại huyền thoại xưa?
>>> Sử Việt - 12 khúc tráng ca
Mặc dù vào năm 548 Lý Nam Đế qua đời tại động Khuất Lão sau khi bị Trần Bá Tiên đánh bại, nhưng mãi đến năm 602 cuộc khởi nghĩa do ông khởi xướng mới hoàn toàn bị dập tắt. Tuy nhiên, trong những tháng năm hào hùng của nhà nước Vạn Xuân ấy, và còn kéo dài đến tận ngày hôm nay, ngôi chùa Trấn Quốc vẫn còn sừng sững giữa đất kinh kỳ mặc cho bao biến động thời gian.
>>> Sử Việt - 12 khúc tráng ca
Mặc dù vào năm 548 Lý Nam Đế qua đời tại động Khuất Lão sau khi bị Trần Bá Tiên đánh bại, nhưng mãi đến năm 602 cuộc khởi nghĩa do ông khởi xướng mới hoàn toàn bị dập tắt. Tuy nhiên, trong những tháng năm hào hùng của nhà nước Vạn Xuân ấy, và còn kéo dài đến tận ngày hôm nay, ngôi chùa Trấn Quốc vẫn còn sừng sững giữa đất kinh kỳ mặc cho bao biến động thời gian.
Lý Nam Đế đặt tên nước là Vạn Xuân với ước mong đất nước sau ngày độc lập sẽ mãi mãi trường tồn vĩnh cửu cùng thời gian và yên vui, hạnh phúc như mùa xuân. Ngài cho dựng chùa Khai Quốc như khắc ghi dấu ấn lập nước, giành lại độc lập tự chủ cho dân tộc và gửi gấm, khát vọng, mộng lớn của mình nơi cửa thiền Phật môn. Vậy chăng nên có lẽ kể từ hơn 500 năm kể từ ngày Hai Bà Trưng tuẫn tiết, nước Việt lại được nhìn thấy mùa xuân tự chủ dẫu ngắn ngủi và còn phải đơn đến hơn 300 năm sau mới được độc lập hoàn toàn, thì khát vọng gửi nơi cửa Phật ấy cuối cùng cũng đã hoàn thành trọn vẹn đến hôm nay và vạn mùa xuân về sau!
Chùa Khai Quốc lúc đầu được dựng ở thôn Yên Hoa, một bãi thuộc sông Hồng. Cho mãi đến đời Hoàng đế Lê Thái Tông (1440 1442), chùa vẫn còn tọa lạc tại đây và được đổi tên thành An Quốc. Sau đó, đến đời Hoàng đế Lê Kính Tông (1588 - 1619), bãi sông bị sạt lở, nên người dân địa phương dời chùa vào đảo Kim Ngư - một đảo nhỏ ở Hồ Tây và chùa ở đó cho đến nay. Và đến đời Hoàng đế Lê Hy Tông (1680 - 1705) chùa chính thức được đổi tên là chùa Trấn Quốc.
Đến đời Lê Thần Tông (1619 - 1643), người dân hai làng Yên Phụ và Yên Quang đắp đập Cổ Ngư và đắp con đường từ đập đi thẳng vào chùa Trấn Quốc, chính là con đường và vị trí ngày nay.
Chùa Trấn Quốc không tọa lạc ở vị trí hơn 1500 năm trước Lý Nam Đế đã khởi xây. Tên gọi Khai Quốc mà Nam Đế đặt đã được đổi thành Trấn Quốc để tương xứng với vị thế của dân tộc sau ngày mở cõi. Và sau nhiều lần trùng tu, sửa chữa, tôn tạo để thêm phần nguy nga hơn, thiêng liêng và cổ kính hơn, chùa Trấn Quốc đã trở thành một trong những cổ tự chứng tích cho một dòng chảy phát triển hiền hòa nhưng không kém phần hào hùng của dân tộc.
Khi đến thăm chùa, người vãng cảnh sẽ như cảm nhận được đâu đấy giữa những bức tường ngả vàng thời gian của cửa thiền thanh tịnh, còn đang vang vọng tiếng niệm chú Nam Mô của bao nhiêu thế hệ những người Việt đã chung giấc mơ đất nước được tự chủ và hùng cường. Giữa cảnh mênh mông của Hồ Tây tĩnh lặng, giữa những rặng cây xanh màu hy vọng của thời gian chúng ta cũng sẽ như cảm nghiệm đâu đây hình ảnh hoan hỷ, an vui, hồ hởi của hơn 1500 năm trước dân tộc đang cùng hát bài ca Vạn Xuân Khai Quốc...!
Ngày đầu lập quốc, Lý Nam Đế đã chọn cửa Phật làm giáo huấn của quốc gia. Đến đời Lý - Trần, đất nước tự chủ hoàn toàn, để không bị lệ thuộc văn hóa Nho giáo Trung Hoa, các Hoàng đế đã chọn giáo lý nhà Phật làm thuyết trị nước. Thuyết ấy dễ đi vào lòng người, phù hợp với tâm tính bản thiện, lấy tình lấy nghĩa làm trọng của người Việt có lẽ cùng từ chùa Khai Quốc với những nền móng trị quốc chính thức đầu tiên mà ra...!
Bất cứ khi nào có dịp đến viếng chùa, mong bạn hãy nhớ ý nghĩa của ngôi chùa này và khát vọng mà ngôi cổ tự này mang riêng trong mình. Đó là ước mơ của vị Nam Đế đầu tiên muốn cho đất nước trường tồn như Vạn mùa Xuân và khát khao một quốc giao độc lập, tự chủ, tự cường không lệ thuộc phương Bắc, ngoại bang của cha ông chúng ta!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét