YEUSUVIET.COM - Tháng 8/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đại Nam. Quân Nam liên tục thua trận, dần dần mất Nam kỳ lục tỉnh (Cochinchine) vào tay Pháp, Bắc kỳ (Tonkin) thành xứ lệ thuộc và Trung kỳ (Annam) là đất bảo hộ. Lịch sử kết tội Hoàng đế Tự Đức làm mất nước. Nhưng sự việc mất nước này được cho là một sự kiện tất yếu, vì Đại Nam lúc đó không thể so được với Đại Pháp vượt trội hơn. Nhưng một trong những lý do dẫn đến thất bại của một Đại Nam lạc hậu và bảo thủ, liệu có liên quan đến sự kiện lịch sử Chiến tranh Việt - Xiêm 1841-1845 hay không? Mà trong cuộc chiến này, Đại Nam đã chiến thắng... vẻ vang!
Bài liên quan
>>> Vạn Tích - Học Sử Việt qua những bộ trò chơi sống động và hấp dẫn
>>> [BỘ ẢNH] Bánh chưng bánh giầy
>>> Lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ
>>> Cù Lao Phố, Biên Hòa, Đồng Nai - Bao giờ trở lại huyền thoại xưa?
>>> Sử Việt - 12 khúc tráng ca
>>> Cù Lao Phố, Biên Hòa, Đồng Nai - Bao giờ trở lại huyền thoại xưa?
>>> Sử Việt - 12 khúc tráng ca
Nguyên nhân xảy ra cuộc chiến còn phải bắt đầu từ chiến thắng Giáp Ngọ 1834 của quân Đại Nam trước quân Xiêm, mà từ sau chiến thắng này, Trấn Tây Thành được thành lập bao gồm gần hết lãnh thổ Campuchia hiện tại với vị trấn thủ đầu tiên là tướng Trương Minh Giảng. Sau chiến thắng này, uy dnah của Hoàng đế Minh Mạng và vị thế của Đại Nam được nâng liên cao, vua Xiêm phải cử người sang xin giảng hòa và điều đó có nghĩa thừa nhận Đại Nam là một cường quốc quân sự trong khu vực lúc bấy giờ. Nhưng về mặt sâu xa hơn, cần biết rằng mối quan hệ Việt - Xiêm dựa trên mối tác động của hai quốc gia này lên Chân Lạp - một vương quốc nằm giữa hai cường quốc Việt - Xiêm.
Mặc dù từ thời Chúa Nguyễn, ảnh hưởng của Việt Nam tại Chân Lạp đã lớn mạnh và đôi khi át cả sức ảnh hưởng của Xiêm La, nhưng từ khoảng cuối thế kỷ XVIII cho đến khi Hoàng đế Gia Long lên ngôi năm 1802, Đại Việt rơi vào nội loạn và Xiêm La đã nhanh chóng áp đặt ảnh hưởng của mình lên Chân lạp. Dần dần, những công sức này của Chân Lạp "đổ sông đổ biển" khi Việt Nam thống nhất và tiếp tục làm mất ảnh hưởng của Xiêm La lên Chân Lạp. Mặc dù đã xảy ra nhiều cuộc đụng độ trong quá khứ, nhưng hai "hiệp đấu" Giáp Ngọ 1834 và Ất Tỵ 1845 là hai cuộc chiến ra mặt giữa hai cường quốc nhằm quyết định sự ảnh hưởng của mình lên Campuchia. Và ở "hiệp 1" Đại Nam đã thắng và không những thắng mà còn thắng rất vẻ vang, rất kiêu và... rất ngạo mạn (hơn là ngạo nghễ).
Bởi vì sau khi chiến thắng trận chiến năm 1834, những trấn thủ người Việt tại Nam Vang lại ra tay làm nhiều điều bạo ngược với người Chân Lạp. Bắt các quận chúa Ngọc Vân, Ngọc Thu, Ngọc Nguyên của Chân Lạp về Gia Định an trí; Trà Long, Nhân vu và La Kiên là những hoàng thân Chân Lạp sang Đại Nam mừng thọ Minh Mạng, nhưng lại bắt họ đày ra Hà Nội. Hoàng gia Chân Lạp bị miệt thị, người Chân Lạp bị bắt làm bia tập bắn cho quân Đại Nam, người Chân Lạp oán ghét, căm hờn nhưng Trương Minh Giảng lại nói rằng họ tin theo. Từ đó, Xiêm La có cớ đưa quân can thiệp vào Chân Lạp nhằm đẩy lui Đại Nam và gây lại sức ảnh hưởng của mình.
Năm 1841, hoàng đế Minh Mạng mất giữa lúc tình hình Chân Lạp vẫn đang rối ren, quân Xiêm La đang ngấp nghé ngoài bờ cõi và các cuộc nổi dậy tại đây vẫn nổi ra như ong vỡ tổ. Hoàng đế Thiệu Trị lên ngôi, thấy việc duy trì Trấn Tây thành quá mệt mỏi, liền chiếu cho Trương Minh Giảng rút quân về giữ An Giang. Trương Minh Giảng uất ức về đến nơi chẳng bao lâu thì chết.
Năm 1842, cuộc chiến Việt Xiêm chính thức nổ ra bằng cuộc tiến công của quân đội Xiêm La vào các vùng Kiên Giang và An Giang. Quân Xiêm La liên kết với quân Chân Lạp tiến quân đến kênh Vĩnh Tế, sau đó đổ bộ xuống Hà Tiên hội binh với các cánh quân từ sông Tiền, sông hậu đổ xuống. Chiến thuyền từ Huế, quân sĩ từ Quảng Nam, Quảng Ngãi gấp rút điều động vào Nam kỳ, quyết không cho quân Xiêm La chiếm được sông Tiền là mục tiêu trước nhất. Sau đó, quân Đại Nam chia ra làm 5 đạo, mội đạo 1.000 quân tiến đánh triệt hạ đồn trại quân Xiêm, đẩy lui ra khỏi biên giới Đại Nam.
Sau đó, tiếp tục đến quân Xiêm La ngược đãi người Chân Lạp, người Chân Lạp sang cầu cứu, vua Thiệu trị sai các tướng Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn, Võ Văn Giải, Tôn Thất Nghị, Nguyễn Công Nhàn tiến quân sang cứu. Khoảng từ tháng 6/1845, quân Đại Nam tiến sang lãnh thổ Chân Lạp, gặp sự kháng cự của liên quân Xiêm Lạp vô cùng mạnh mẽ. Quân Đại Nam vừa tiến vừa vỗ về dân chúng Chân Lạp, có lúc lên đến cả chục ngàn người về quy hàng. Cuối cùng, tháng 11/1845, quân Đại Nam tiến được đến cố đô Ô Đông, vây chặt tướng Xiêm La là Phi Nhã Ất Tri cùng vua Chân Lạp Nặc Ông Đôn ở trong thành. Đến đầu tháng 12/1845, liên quân Xiêm Lạp xin hòa, vua Thiệu Trị đồng ý, Đại Nam lại chiến thắng Xiêm La lần thứ hai nhưng không còn đặt dinh trấn cai trị như thời Trấn Tây Thành nữa.
Đến đây, lịch sử "nội chiến" giữa ba quốc gia Xiêm La - Chân Lạp - Đại Nam coi như kết thúc cho đến khi người Pháp đến Đông Dương và áp đặt sức ảnh hưởng của mình trên toàn cõi này.
Như vậy, kể từ năm 1558 khi Chúa Tiên Nguyễn Hoàng mang gia quyến và binh tướng vào Thuận Hóa trấn thủ, mở ra con đường Nam tiến và nền tảng thiết lập đế quốc Đại Nam của nhà Nguyễn sau này, cuộc chiến Việt - Xiêm 1841-1845 như cuộc chiến cuối cùng kết thúc sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các vương triều phong kiến trên bán đảo Đông Dương cho đến khi người Pháp hoàn thành cuộc bình định của mình vào cuối thế kỷ XIX. Cuộc chiến 1841-1845 kết thúc, Nam kỳ lục tỉnh chính thức thuộc quyền cai trị của Việt Nam. Chân Lạp - và sau này là Campuchia, chịu sự ảnh hưởng của các quốc gia hùng mạnh xung quanh cho đến khi giành được dân chủ và độc lập.
Mặc dù chiến thắng, nhưng Đại Nam và người Việt không thể xóa bỏ vết nhớ về cách đối xử của những tham quan tàn bạo người Việt đối với người Chân Lạp từ thời Trấn Tây Thành. Sức mạnh quân sự có thể là yếu tố chiến thắng trong một thời kỳ nào đó, nhưng cách thu phục nhân tâm và nhân trị mới là yếu tố quyết định đến sự thành bại của một vương triều. Minh Mạng là một hoàng đế hùng mạnh nhưng đã không sáng suốt trong cách trị người, không những không trấn áp được Trấn Tây thành mà chính trong nội bộ quốc gia, nhân dân cũng phải vùng lên tranh đấu mà tự bảo vệ mình.
Điều nó nói lên rằng, bảo thủ, lạc hậu, giáo điều đi cùng cường quyền, ức hiếp của chính quyền luôn đi cùng những cuộc nổi dậy tự bảo vệ mình của nhân dân. Và cuối cùng, nhân dân luôn là người chiến thắng!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét