Chí sĩ Lê Thành Phương, Phú Yên - Khúc bi anh hùng ca của thời kỳ đi sau thời đại. - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Chí sĩ Lê Thành Phương, Phú Yên - Khúc bi anh hùng ca của thời kỳ đi sau thời đại.

Share This
Chí sĩ Lê Thành Phương, Phú Yên - Khúc bi anh hùng ca của thời kỳ đi sau thời đại.
lê thành phương, lịch sử việt nam qua các thời kỳ, cần vương, hàm nghi

YEUSUVIET.COM - Năm 1858, Pháp nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng mở màn cuộc xâm lược Đại Nam. Năm 1885, vua Hàm Nghi cùng Tôn Thất Thuyết ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân khắp cả nước cùng đứng lên chống giặc, giúp vua. Vì vậy, ngay trong năm này, tại vùng đất Phú Yên, Lê Thành Phương dựng cở khởi nghĩa, hưởng ứng lời kêu gọi cứu quốc mà cắt máu ăn thề, cùng hơn 1.000 quân lính quyết tâm đánh đuổi người Pháp, cứu lấy quốc gia.

Bài liên quan

Lê Thành Phương sinh năm 1825, mất năm 1887, là người thuộc huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên ngày nay. Theo sách "Danh nhân Phú Yên" ghi lại, ông đỗ tú tài năm 30 tuổi nhưng không ra làm quan, chỉ ở nhà dạy học. Gia đình ông thuộc vào hàng gia đình có truyền thống Nho giáo. Cụ thân sinh là ông Lê Thành Cao, làm quan đốc học ở kinh đô Huế, tính ngay thẳng, sống thanh cao. Thân mẫu là cụ Nguyễn Thị Minh, cùng quê phú Yên. 

Năm 1885, khi vua Hàm Nghi đưa chiếu Cần Vương, ông cùng hơn 1.000 nghĩa sĩ thanh niên Phú Yên dựng cờ khởi nghĩa ở núi Một, xã Hòa Tân Tây, huyện Tuy Hòa. Bước đầu, nghĩa quân tấn công huyện lỵ Tuy Hòa, bắt được viên Tổng binh đang trấn giữ ở đây. Sau đó, ông bắt đầu phát triển lực lượng và chia địa bàn tỉnh Phú Yên thành hai phân khu Bắc, Nam theo địa hình địa phương để tổ chức quân đội chống Pháp. Bằng việc tổ chức lực lượng như trên, Lê Thành Phương cùng nghĩa quân đã mở rộng lực lượng và tiến quân đánh xuống cả thành Bình Thuận, Khánh Hòa, giải phóng thành Diên Khánh .Cuộc khởi nghĩa từ Phú Yên bắt đầu lan rộng và thể hiện yêu cầu kết nối lực lượng với Nam Kỳ, khiến quân Pháp bắt đầu chú ý và lên kế hoạch tiêu diệt triệt để.

Ngày 30/8/1885, phó soái Bùi Giảng theo lện Ông, mang 3.000 quân tiến đánh thành Khánh Hòa và Bình Thuận. Ngày 23/11/1885, các thành Phan Rí, Ninh Thuận, Bình Thuận lần lượt bị hạ, Bùi tướng quân đưa chiến thư kêu gọi các chí sĩ, nhân dân vùng Nam Bộ cùng nổi lên hưởng ứng khí thế chống giặc. Ngày 14/12/1885, Bùi tướng quân cùng tướng Lê Thành Bính tập hợp lực lượng, tấn công thành Diên Khánh, đánh đuổi lực lượng quân Pháp khỏi tỉnh Khánh Hòa. Nhưng đến ngày 4/2/1887, sau một thời gian nửa năm phản công, quân Pháp và quân triều đình đánh lui nghĩa quân khỏi thành Diên Khánh, chiếm lại tỉnh Khánh Hòa.

lê thành phương, lịch sử việt nam qua các thời kỳ, cần vương, hàm nghi

Ngày 5/2/1887, quân Pháp với 500 quân thiện chiến và 1.000 quân của Trần Bá Lộc tổng phản công nghĩa quân tại căn cứ Phú Yên. Mặc dù có quân số đông hơn và tinh thần quyết chiến đến cùng, nhưng thực tiễn, nghĩa quân Lê Thành Phương thua hoàn toàn về mặt sức mạnh khí tài quân sự nên cuối cùng bị thất bại hoàn toàn. Ngày 13/2/1887, Lê Thành Phương bị bắt. Ngày 20/2/1887 ông bị mang ra xử tử tại bến đò Cây Dừa, cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần Vương của nhân dân Phú Yên bị dập tắt hoàn toàn.

"Từ xưa sách lược chế ngự giặc không ngoài đánh, giữ, hòa ba điều mà thôi" - lời văn mở đầu của chiếu Cần Vương ngỡ tưởng như một tinh thần bất khuất như cuối cùng lại như lời ai oán của thời đại. Chiếu Cần Vương ban ra khắp nước, nhân dân và chí sĩ yêu nước nổi dậy nhưng chẳng khác nào từng chiếc đũa đang đặt trên một bàn ăn rộng lớn. Cuộc khởi nghĩa do người anh hùng đất Phú Yên Lê Thành Phương lãnh đạo là một trong những cuộc khởi nghĩa nặng lòng yêu nước, nặng lời thề báo đáp quốc ân, đáp lời non sông sâu sắc nhất. Nhưng khi người Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, lịch sử đã sang trang và lịch sử yêu cầu quốc gia phải rời khỏi vũng lầy lạc hậu, bảo thủ và giáo điều nếu muốn phát triển, vươn lên thành cường quốc và trước mắt là đánh lui cuộc tấn công của một đế quốc hiện đại, vượt trôi hơn mọi mặt về kinh tế và quân sự.

lê thành phương, lịch sử việt nam qua các thời kỳ, cần vương, hàm nghi

Cuộc khởi nghĩa Lê Thành Phương kết thúc năm 1887 và đến năm 1896 khi tiếng súng cuối cùng của cuộc khởi nghĩa Hương Khê im tiếng, phong trào Cần Vương chấm dứt. Sự thất bại của phong trào cũng như với chí sĩ Lê Thành Phương không có nghĩa người nước Nam chịu khuất phục trước sức mạnh phương Tây hay đế quốc, sức mạnh ngoại xâm. Mà chỉ vì thời đại chưa cho phép suy nghĩ của các Vị được thoát ra khỏi tư tưởng Nho giáo, bảo thủ và giáo điều. Nhưng trong thời đại đó, trong hoàn cảnh mà người Việt ngày ngày chết dưới tay ngoại xâm, thì đó là hành động phải làm, phải thực hiện ngay tức khắc của một người yêu nước chân chính trong thế kỷ XIX.

Chí sĩ Lê Thành Phương tử trận, nhân dân kính trọng và lập đền thờ ông tại thôn Mỹ Phú, xã An Hiệp. Hình ảnh ông nối tiếp hình ảnh bất khuất của dân tộc không bao giờ chịu khuất phục trước sức mạnh ngoại xâm, quyết giữ vững độc lập, tự chủ của dân tộc dù phải hy sinh bằng chính tính mạng mình. Trong thời đại mới, đất nước vẫn đang rất cần những Lê Thành Phương mới của thời đại mới - thời đại của sự xâm lược và lệ thuộc không bởi tiếng súng đạn, nhưng bởi kinh tế, ràng buộc và nội tại quốc gia!

YÊU SỬ VIỆT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chủ đề

yeu-su-viet (368) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (100) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (76) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)