Trong "Tây Sơn thất hổ", Võ Văn Dũng đứng đầu.
YEUSUVIET.COM - Ông năm sinh không rõ, chỉ biết
mất có lẽ vào năm 1802 khi triều Tây Sơn bị diệt. Đương thời, ông là một dũng
tướng trong cuộc chinh Nam dẹp Bắc dưới trướng Hoàng đế Quang Trung. Ông nguyên
là tướng Lê-Trịnh, sau khi đi Quy Nhơn thuyết khách Nguyễn Hữu Chỉnh không
được, lại có thêm thiện cảm với Tây Sơn, ông bị tống giam. Khi Nguyễn Huệ hạ
thành Phú Xuân, ông được thả và gia phong làm Chiêu viễn đại tướng quân.
Bài liên quan
>>> Tây Sơn thất hổ tướng - Côn thần Võ Đình Tú
>>> Ngũ hổ tướng Gia Định - Nguyễn Văn Trương
>>> Tháp Chiên Đàn (Quảng Nam) - Dấu tích vương triều cổ xưa: tồn tại và diệt vong
>>> Tây Sơn thất hổ tướng - Côn thần Võ Đình Tú
>>> Ngũ hổ tướng Gia Định - Nguyễn Văn Trương
>>> Tháp Chiên Đàn (Quảng Nam) - Dấu tích vương triều cổ xưa: tồn tại và diệt vong
Nhưng đáng tiếc, dù là dũng
tướng và công thần hàng đầu của vương triều, nhưng ông cùng lục hổ tướng còn
lại đã không thể giữ vững được sự đoàn kết cao trong nội bộ kể từ sau ngày
Hoàng đế mất. Đây quả là điều đáng tiếc nhất để dẫn đến sự suy vọng của một
triều đại oai hùng mà đoản mệnh - Tây Sơn.
Khi Hoàng đế Quang Trung còn
tại vị, ông được giao các nhiệm vụ quan trọng như dẫn đại quân hai lần đánh Bắc
hà, làm trấn thủ Hải Dương và đặc biệt đi sứ nhà Thanh ngày 18/1 năm Kỷ Dậu -
tức ngay sau khi đuổi quân Thanh về nước. Hoàng đế Quang Trung là người chí
khí, mặc dù biết phải xin hòa nhưng trong thư biểu gửi vua Càn Long cũng dùng
lời ngạo nghễ, không chịu cúi đầu. Mặc dù vậy, ông vẫn thành công trong việc đi
sứ và góp phần ngăn chặn 50 vạn quân Thanh tái xâm lược nước ta.
Lần thứ hai đi sứ để xin lấy
đất 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng tây cùng cầu hôn công chúa nhà Thanh theo ý
Hoàng đế, ông cũng hoàn thành nhiệm vụ.
Như trên đã nói, đáng tiếc ông
không giữ được sự đoàn kết trong vương triều.
Sau khi Hoàng đế băng hà, quyền
thần dần rơi vào tay Thái sư Bùi Đắc Tuyên. Sau ông cùng Trần Văn Kỷ giết được
Tuyên cùng vây cánh - trong đó có tư mã Ngô Văn Sở, rồi dàn quân chuẩn bị đánh
nhau với đại tướng Trần Quang Diệu ở bờ sông Hương. Mặc dù sau này, ông và Trần
Quang Diệu đã giảng hòa và có lần ông không nghe lời gièm pha để hại Quang
Diệu, nhưng triều Tây Sơn đã tận, không thể vực dây như thời Hoàng đế Quang
Trung.
Những trận thua và mất thành từ
Quy Nhơn, Phú Xuân, Nghệ An... đặc biệt là trận đại bại tại Đầm Thị Nại do Võ
Văn Dũng thống lĩnh trước Lê Văn Duyệt đã đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của
nhà Tây Sơn. Sau này, dù cố gắng vòng qua Lào để hội quân với vua Cảnh Thịnh,
ông đã bị quân Nguyễn bắt trước khi gặp được vua.
Có người cho rằng ông bị GiaLong trả thù tàn bạo, nhưng có giả thiết nói ông đã sống ẩn tích đến cuối đời.
Sự suy tàn quá sớm của triều
Tây Sơn theo cái chết đột ngột của Hoàng đế Quang trung là sự tiếc nuối vô cùng
lớn trong lịch sử dân tộc. Cùng với đó, sự tan rã và kết thúc của huyền thoại
"Tây Sơn thất hổ tướng" lại làm cho người đời sau tiếc nuối hơn.
Nhưng lịch sử đã diễn ra và không thể được làm lại. Dù nhân dân vẫn lập đền thờ
hương khói tưởng nhớ công ơn các vị đại tướng của cả hai bên Tây Sơn - Chúa Nguyễn
- trong đó có Võ Văn Dũng, nhưng nhìn lại tiền nhân đi trước, chúng ta vẫn thấy ngậm ngùi
trong bài học đoàn kết của triều Tây Sơn.
YÊU SỬ VIỆT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét