Tương truyền rằng, ông người Quảng Trị, ông rõ năm sinh, tuẫn tiết trong trận chiến bảo vệ thành Hà Nội năm 1802. Khi còn trẻ, ông là người giỏi võ, có sức mạnh nhưng lại tập họp làm đầu nhóm du thử du thực. Trên bước đường phiêu bạt, ông tình cờ gặp một thầy dạy võ. Được lời thầy khuyên răn, dạy bảo ông thay đổi tính tình, chí thú luyện tập. Sau lại được thầy gả con gái cho, ông lại càng thay đổi hơn mà trở thành người cương trực, trượng nghĩa.
Bài liên quan
>>> Tây Sơn thất hổ tướng - Đô đốc Nguyễn Văn Lộc
>>> Tây Sơn thất hổ tướng - Đô đốc Trần Quang Diệu
>>> Tây Sơn thất hổ tướng - "Lê vô địch" Lê Văn Hưng
>>> Tây Sơn thất hổ tướng - Đô đốc Nguyễn Văn Lộc
>>> Tây Sơn thất hổ tướng - Đô đốc Trần Quang Diệu
>>> Tây Sơn thất hổ tướng - "Lê vô địch" Lê Văn Hưng
Khi Tây Sơn Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa, chiêu dụ hào kiệt bốn phương ông liền cùng vợ xin theo về dưới trướng. Năm 1773, khi Nguyễn Nhạc đánh chiếm huyện Tuy Viễn, phủ Hoài Nhơn ông được sai làm trấn thủ.
Cuối năm 1788, 29 vạn quân Thanh tràn sang xâm lược nước ta, Đại tư mã Ngô Văn Sở cho quân lui về phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, ông lãnh trọng trách cấp tốc về Phú Xuân trình bày tình hình chiến sự cho Nguyễn Huệ.
Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22/12/1788) Nguyễn Huệ lên ngôi vua lấy hiệu Quang Trung Hoàng đế, thống lĩnh đại quân Bắc tiến, Nguyễn Văn Tuyết được sai thống lĩnh tả quân Tây Sơn, vượt sông Lục Đầu, tiến ra Nhị Hà uy hiếp mặt trận phía Đông của Tôn Sĩ Nghĩ. Ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần cùng Hoàng đế gây nên khúc anh hùng ca bất tử trong 5 ngày quét sạch 29 vạn quân Bắc xâm lược ra khỏi bờ cõi.
Sau đại phá quân Thanh, sử sách không ghi lại chi tiết về ông.
Giữa năm 1802, Gia Long Nguyễn Ánh dẫn đại quân tiến ra Bắc Thành, ông cùng vợ mình là Trần phu nhân hết sức chống giữ. Sau một hồi kịch chiến, ông tử trận trên chiến trường vào ngày 16 tháng 6 năm Nhâm Tuất. Trần phu nhân dẫn vua Cảnh Thịnh chạy trốn, nhưng sau bị bắt, bà đã cùng thái hậu Bùi Thị Nhạn tự sát để bảo toàn khí tiết.
Người đời sau vẫn còn lưu truyền câu nói khẳng khái của ông:
Ra sức trừ khử sự đau khổ cho dân, vì cả cõi đời này mà tiêu diệt hết cả mọi bất bình, đó là sở nguyện của ta.
Lê Khắc An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét