YEUSUVIET.COM - Trong cuộc nội chiến giữa Nhà Tây Sơn và Chúa Nguyễn, cả hai bên đều hội tụ những bậc võ tướng tài năng và quân sư đầy mưu trí. Tây Sơn đánh cho Chúa Nguyễn chạy dài nhưng không diệt được hậu duệ của Chúa Nguyễn Hoàng. Con cháu Chúa Nguyễn dù liên tục thua trận nhưng chưa bao giờ khát vọng khôi phục cơ nghiệp của tổ tiên bị lụi tàn. Kết cục cuối cùng khi Quang Trung đột ngột qua đời và Gia Long thống nhất Đại Việt sau hơn 200 năm chia cách, chỉ có thể gói gọn trong hai từ: số mệnh. Và câu chuyện về những "chiến hổ tướng" dưới trướng các Ngài cũng mang đậm hai từ số mệnh đó. Trong Tây Sơn thất hổ tướng, Võ Đình Tú được xưng tụng là "Côn thần" hay "Thiết côn vô địch", có cuộc đời phần nào như thể hiện tất cả những hùng tráng và bi ai của hai từ số mệnh trên đây.
Bài liên quan
>>> Trạng Quỳnh - Thêm một bom tấn cổ trang Sử Việt.
>>> Lê Đại Hành Lê Hoàn - Đánh đuổi Bắc thuộc và bí ẩn ngàn năm
>>> Hoàng đế Lý Anh Tông - Vị hoàng đế sáng suốt cuối cùng của Nhà Lý
Bài liên quan
>>> Trạng Quỳnh - Thêm một bom tấn cổ trang Sử Việt.
>>> Lê Đại Hành Lê Hoàn - Đánh đuổi Bắc thuộc và bí ẩn ngàn năm
>>> Hoàng đế Lý Anh Tông - Vị hoàng đế sáng suốt cuối cùng của Nhà Lý
Côn thần Võ Đình Tú sinh năm bao nhiêu cũng không rõ, chỉ biết đã tử trận năm 1799 trong cuộc tử chiến bảo vệ thành Quy Nhơn - vùng đất phát tích của Nhà Tây Sơn. Cuộc đời ông có nhiều câu chuyện ly kỳ mà nếu được dựng thành phim sẽ không kém phần khiến chúng ta phải trầm trồ, thán phục lẫn yêu thích.
Đình Tú sinh ra trong một gia đình hào phú nhưng bản tính hiền hòa, chân chất. Năm Ông 14 tuổi, có một sư thầy mặt mũi xấu xí, quần áo rách rưới đến ở đầu làng. Bọn trẻ con thấy vậy thì xúm vào chọc ghẹo vị sư. Riêng Đình Tú thì giữ lòng kính lễ, thường mang cơm nước, hoa quả cúng dường cho sư thầy. Rồi một hôm mưa to gió lớn, súng chớp đùng trời làm cho cả làng không ai dám ra ngoài. Sáng hôm sau người nhà Đình Tú mới biết không có Tú ở nhà mà vị sư cũng biệt tích. Nghĩ rằng bị sư thầy bắt cóc, mọi người chỉ biết cầu khấn cho Tú được an toàn.
10 năm sau, Tú đột ngột trở về, thân hình vạm vỡ, tinh khí hùng tráng nhưng bản chất vẫn như xưa, vẫn chân chất, hiền hòa. Từ đấy Tú chuyên tâm đọc sách thao lược, chỉ thường đàm luận binh pháp và thời thế với bạn tâm giao Võ Văn Dũng. Tú còn không lấy vợ, thường đóng cửa ra ngoài đi khắp nơi mà giao du với hào kiệt.
Đình Tú sinh ra trong một gia đình hào phú nhưng bản tính hiền hòa, chân chất. Năm Ông 14 tuổi, có một sư thầy mặt mũi xấu xí, quần áo rách rưới đến ở đầu làng. Bọn trẻ con thấy vậy thì xúm vào chọc ghẹo vị sư. Riêng Đình Tú thì giữ lòng kính lễ, thường mang cơm nước, hoa quả cúng dường cho sư thầy. Rồi một hôm mưa to gió lớn, súng chớp đùng trời làm cho cả làng không ai dám ra ngoài. Sáng hôm sau người nhà Đình Tú mới biết không có Tú ở nhà mà vị sư cũng biệt tích. Nghĩ rằng bị sư thầy bắt cóc, mọi người chỉ biết cầu khấn cho Tú được an toàn.
10 năm sau, Tú đột ngột trở về, thân hình vạm vỡ, tinh khí hùng tráng nhưng bản chất vẫn như xưa, vẫn chân chất, hiền hòa. Từ đấy Tú chuyên tâm đọc sách thao lược, chỉ thường đàm luận binh pháp và thời thế với bạn tâm giao Võ Văn Dũng. Tú còn không lấy vợ, thường đóng cửa ra ngoài đi khắp nơi mà giao du với hào kiệt.
Sau này, khi Tây Sơn khởi nghĩa, vua Thái Đức nghe Văn Dũng tiến cử liền thân mình đến nhà gặp Đình Tú. Đôi bên trò chuyện tâm giao, luận bàn thế sự và vua mời Tú về dưới trướng Tây Sơn. Đình Tú sau này tương ngộ Bắc Bình vương Nguyễn Huệ rồi có lòng cả kính nên sau này cùng sáu hổ tướng về dưới trướng. Năm 1778 Nguyễn Nhạc xưng đế, Võ Đình Tú được phong Thái úy.
Năm 1792 Hoàng đế Quang Trung mất, Thái sư Bùi Đắc Tuyên chuyên quyền bị Võ Văn Dũng dìm chết, các đại thần nhà Tây Sơn xảy ra tranh chấp. Nghe tin Trần Quang Diệu bỏ Quy Nhơn kéo binh về phía nam sông Hương, Võ Văn Dũng cũng kéo quân đóng ở bắc sông Hương để hồ đương cự. Võ Đình Tú thấy việc nguy nan, liền lấy tình thân quen đôi bên mà làm thuyết khách, sự việc lại được về như trước. Nhưng vua Quang Toản không còn tin dùng Đình Tú, Văn Dũng và Quang Diệu nữa.
Năm 1799, chúa Nguyễn Ánh cử Nguyễn Huỳnh Đức và Võ Tánh đánh thành Quy Nhơn. Võ Đình Tú từ Phú Yên kéo quân về tiếp ứng. Gặp kế trá hàng, Võ Đình Tú rơi vào trận phục kích. Hỏa lực quân Nguyễn quá mạnh, giữa vòng vây siết chặt, ngựa chiến của Võ Đình Tú hí vang trời rồi nhảy khỏi vòng vây mà chạy một mạch về Phú Phong. Đến nơi, ngữa ngã ra chết, Võ Đình Tú cũng đã tay chân lạnh ngắt, tử tiết vào cuối tháng 4 năm Kỷ Mùi 1799.
Cuộc đòi Côn thần Võ Đình Tú với những câu chuyện ly kỳ và hào hùng khiến cho người đời sau đọc lại không khỏi ngậm ngùi. 10 năm từ thời niên thiếu tỏ chí bình sanh mà rèn luyện tài năng đến nhất bật côn thần. Trải hơn 20 năm chinh chiến dưới cờ Tây Sơn mà góp phần bình Nam dẹp Bắc cùng Hoàng đế Quang Trung gây dựng cơ đồ hùng vĩ. Chỉ tiếc rằng Hoàng đế mất sớm, đoàn hổ tướng như mất vị Chúa sơn lâm mà rồi đành tan tác dẫn đến cơ nghiệp một đời cùng chí hướng phải sớm lụi tàn.
Cuộc đòi Côn thần Võ Đình Tú với những câu chuyện ly kỳ và hào hùng khiến cho người đời sau đọc lại không khỏi ngậm ngùi. 10 năm từ thời niên thiếu tỏ chí bình sanh mà rèn luyện tài năng đến nhất bật côn thần. Trải hơn 20 năm chinh chiến dưới cờ Tây Sơn mà góp phần bình Nam dẹp Bắc cùng Hoàng đế Quang Trung gây dựng cơ đồ hùng vĩ. Chỉ tiếc rằng Hoàng đế mất sớm, đoàn hổ tướng như mất vị Chúa sơn lâm mà rồi đành tan tác dẫn đến cơ nghiệp một đời cùng chí hướng phải sớm lụi tàn.
Gía như lòng đoàn kết Tây Sơn sau khi Hoàng đế băng hà không bị mất thì chúa Nguyễn sao xưng Gia Long cho được. Mà nếu Quang Trung còn, thì chẳng có câu chuyện Gia Long trước khi mất đã dặn Minh Mạng phải đề phòng người Pháp-lan-sa gây họa cho nước. Nhưng lịch sử không thể có nếu như và Côn thần cùng Thất hổ tướng chỉ còn torng dĩ vãng ngầm ngùi, tiếc thương...
YÊU SỬ VIỆT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét