Núi Chí Linh, Thanh Hóa - Ngọn núi thiêng Lam Sơn - LỊCH SỬ VIỆT NAM - YÊU SỬ VIỆT - VIETNAMESE HISTORY - HISTORY OF VIETNAM

Núi Chí Linh, Thanh Hóa - Ngọn núi thiêng Lam Sơn

Share This

YEUSUVIET.COM - Năm 1418, sau khi tổ chức "Hội thề Lũng Nhai", Lê Thái Tổ Lê Lợi chính thức dựng cờ khởi nghĩa, quyết đánh đuổi giặc Minh xâm lược, giành độc lập dân tộc. Sử gọi đây là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Bộ chỉ huy nghĩa quân có tất cả 18 người, hầu hết là người thân thuộc họ Lê, ngoài ra còn có tôn thất họ Trần (Trần Nguyên Hãn) và tôi thần nhà Hồ (Nguyễn Trãi) cùng một số hào kiệt khác như Lưu Nhân Chú, Đinh Lễ, Phạm Văn Xảo... tất cả đều đồng lòng tề tự dưới ngọn cờ chống giặc phương Bắc của Lê Thái Tổ.
Trải gần 10 năm chiến đấu gian khổ, nghĩa quân ca khúc khải hoàn năm 1427 bằng sự kiện nhân nghĩa đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lịch sử dựng nước của cha ông ta: Lê Thái Tổ tha chết cho 10 vạn hàng binh nhà Minh được an toàn về nước. Hành động nhân đạo này đã giúp cho đất nước tránh khỏi nạn binh đao, gây thêm khói lửa chiến tranh với giặc Minh về sau. Nhưng so lại với những năm đầu nếm mật nằm gai, gian lao khổ sở, có lúc như tưởng đã đến đường cùng, thì quả thật Lê Thái Tổ có một tầm nhìn xa trông rộng biết dường nào.

Những năm đầu dựng cờ, nghĩa quân chỉ thắng được vài trận nhỏ, còn lại hoàn toàn thất bại khi bị quân Minh truy quét. Trong đó phải kể đến 03 lần nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh để cố thủ năm 1418, 1419, 1422 và ở Sách Khôi năm 1422.

Núi Chí Linh nay chính là núi Pù Rinh, xã Giao An, huyện Lang Chánh - một huyện miền núi ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam ngay nay. Đây là ngọn núi cao 1.291m, là ngọn núi cao nhất theo địa hình đa dạng và phức tạp của huyện Lang Chánh. Độ cao của địa hình Lang Chánh tăng từ 400 - 500m từ phía Đông lên đến 700 - 900m về phía Tây. Và tại đây, trong cuộc bao vây lần thứ 2, đã chứng kiến câu chuyện "trung thần đổi áo" của Lê Lai đối với Lê Thái Tổ. Câu chuyện nổi tiếng về lòng trung thành trong sử Việt còn lưu truyền đến tận ngày hôm nay qua câu ca dao:

Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi.


Nhờ vào địa hình phức tạp này, mà sau ba lần phải rút lên cố thủ, bộ chỉ huy Lam Sơn được bảo toàn, dẫn đến việc nghị hòa với giặc Minh năm 1422, tạo điều kiện cho nghĩa quân xem xét thời sự và quyết định Nam tiến, đánh chiếm Nghệ An theo kế hoạch Nguyễn Chích năm 1424. Từ Nghệ An, Lê Thái Tổ chỉ cần mất 03 năm để đánh thẳng ra Đông Quan, tiêu diệt toàn bộ quân địch đồn trú Đại Việt và viện binh kéo sang, đánh đuổi hoàn toàn quân xâm lược về nước.

Nhớ về những năm tháng gian lao khổ sở nuôi chí phục quốc năm xưa, Nguyễn Trãi trong một lần đến thăm đã cảm tác mà làm nên bài thơ "Chí Linh sơn phú" còn lưu truyền đến hôm nay. Chí Linh sơn như ngọn núi thiêng đã 3 lần che chắn cho đoàn nghĩa quân, cho Đức Lê Thái Tổ được an toàn trước giặc hung ác. Dù 3 lần trải qua gian lao vất vả, nhưng cuối cùng đại nghiệp phục quốc cũng thành, đó có chăng cũng nhờ những lần ẩn mình dưới ngọn núi thiêng...

Rồng thiêng dậy, bay rợp Lam Kinh 
Giáo trời chỉ, dẹp tan bắc binh 
Dựng nước thành công nhiều khó nhọc 
Miền Tây sông núi hẳn anh linh 
Ôi! Vua ta tài thánh vũ 
Đứng lên bốn phương kinh dinh 
Vận nước gian truân, khổ tâm lo tính 

Thấy lẽ tất yếu của trời càng quyết chí để nghiệp thành 
Nhờ thế ngày nay Hồ Việt đưọc một nhà, mà núi này cũng lưu danh muôn thuở 
Khi nghĩa quân mới dấy là lúc thế giặc đương hăng 
Anh hào cả nước lưa thưa như lá thu gặp sương 
Chí nuốt giặc Ngô, ai Chủng, ai Lãi 
Mưu dựng nghiệp Hán, ai Bình, ai Lương 

Vua ta ẩn náu núi này, đành bặt tăm hơi, bưng kín ánh sáng 
Vợ con lưu lạc, quân sĩ tha phương 
Trong cảnh khốn vẫn bền lòng, vững tin ở ngày hưng vượng 
Lấy giáo sắt làm áo mặc, lấy rễ lau làm quân lương 
Chí rộn ràng lo khôi phục, lòng u uất thật khôn lường
 
Tưởng núi này lúc ấy khác nào đất Mang Đăng khi Hán hoàng khởi nghiệp 
Biết người, biết mình, khi mềm, khi mạnh 
Chờ thời, rình mệt, giấu nhọn, che sắc 
Gôi củi nằm gai, ngậm cay nuốt đắng 
Lo rửa nhục trước, giành lại quê hương 

Tưởng núi này khi đó khác nào đất Cối Kê thời Việt vương ẩn náu 
Thế rồi, thu nhặt tàn quân, nuôi dưỡng ân cần 
Trong sửa chiến cụ, ngoài giả hoà thân 
Quyên tiền mộ lính, giết voi khao quân 
Ai cũng thân người trên, chết cho người trưởng, cố sức để đền ân 

Từ đấy, luyện quân kén tướng, đánh địch ra kỳ 
Chết vinh hơn sống nhục, biết quân ta dùng đuợc 
Lấy của giặc đánh giặc, thu quân lương vũ khí 
Vẹn toàn vững kế, một mũi tên không để phí 
Cầm Bành rạp đầu dâng đất 
Phương Chính khiếp vía chạy dài 
Bèn giữ hiểm để lập công 
Lại nhiều phương lừa đánh địch 
Đêm lửa đốt, ngày cờ bay 
Sớm chiếm Đỗ Gia, giành thế tiện trên núi ấy 
Trước vượt Khả Lưu, đánh đắm địch trên sông này 

Nhưng thịnh đức của vua ta ngày nay, chỉ quy mô rộnh lớn của Hán Cao Tổ mới sánh kịp 
Còn như Câu Tiễn, ngoài chí phục thù là đáng kể, thì trong muôn phần không so được với vua ta 
Đến như: uy thần chẳng giết, đức lớn hiếu sinh 
Nghĩ kế nước nhà trường cửu 
Tha cho mười vạn hàng binh 
Gây lại hoà hảo hai nước 
Dập tắt chiến tranh cho muôn đời 
Địch phải theo thượng sách: hai nước vẹn toàn dân được an ninh 

Như thế thì thịnh đức của vua ta Cao tổ nhà Hán sao sánh kịp 
Vua ta phải sánh ngang hàng với hai đế ba vương lừng danh thuở trước 
Than ôi! Xưa nay đi lại, trăm đời nên nghĩ 
Nghiêu nổi dậy từ Đường hầu, Thuấn khởi dậy tự hàn vi 
Thành Thang dấy nghĩa nơi đất bạc, Thái vương khởi binh tại núi Kỳ 
Nhiều hoạn nạn là nền dựng nước 
Lắm lo toan là gốc trị vì 
Biến cố trải nhiều thì suy nghĩ sâu 
Mọi việc lo trước thì thành công kì 
Nối nghiệp đế vương, không thể khác thế 

Vậy thì vua ta dựng nghiệp thật đã tự núi này trở đi 
Công cao đức cả của vua ta cũng sẽ cùng núi này hùng vĩ muôn đời 
Bèn cúi đầu chắp tay, dâng lời ca rằng 
Trời sinh vua thánh, đất dấy nghiệp vương 
Càn khôn mờ mịt, vận hội phi thường 
Nhìn Linh Sơn cao vút, nhớ những ngày gian khổ 
Vỗ nghiệp vương bền vững, không một ngày xao lãng 
Xin ghi thịnh đức vào đá, lưu truyền bất hủ 
Ngàn vạn đời sau, vẫn cùng trời đất dài lâu.


Bạn đọc có đam mê và tình yêu với Sử Việt, có thể viết bài và cộng tác cùng YÊU SỬ VIỆT, chi tiết vui lòng xem tại đây - http://www.yeusuviet.com/2017/01/cong-tac-vien-yeu-su-viet.html

Nguyễn Thị Thành

2 nhận xét:

  1. Vì quá yêu Lịch sử nước ta nên một số người viết bài về Chí Linh và Lam Sơn theo cảm tính mà không dựa vào căn cứ chứng tích,lại chưa đọc binh pháp ,Kinh dịch nên hiểu hời hợt về Khởi nghĩa Lam sơn.Trong khi nhà Hồ làm mất nước thì Nguyễn Trãi đang làm quan ở đây ,tìm hiểu về Lê Lợi khởi binh Nguyễn Trãi đã phục tài Lê Lợi" dụng binh như thần" và ai cũng hiểu hai nhân tài gặp nhau đều giỏi và phải cùng tìm đến Thiên tài dụng binh là Trần Hưng Đạo hai lần lui quân về sau " bức tường thành bằng đá' là dãy núi Tam Điệp thuôcj ve phía nam Ninh Bình và bắc Thanh Hoá ở đây lại đã phát hiện ra nhiều chứng tích và có gia đình họ Trnh ở Nam Định còn ghi trong sách gia phả của dòng họ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bình luận của bạn có nhiều thông tin quá, bạn có thể gửi YÊU SỬ VIỆT một bài viết về quan điểm của bạn đối với núi Chí Linh trong Khởi nghĩa Lam Sơn không, rất mong bài viết của bạn!

      Xóa

Chủ đề

yeu-su-viet (368) lich-su-viet-nam-qua-cac-thoi-ky (161) su-viet-hom-nay (100) nha-nguyen (86) danh-nhan-su-viet (85) su-kien-su-viet (76) sach-lich-su (73) facebook (53) sach-su-hien-dai (51) chong-phap (47) nha-hau-le (45) chua-nguyen (38) nha-tran (36) tai-lieu-su-viet (35) bac-thuoc (33) nha-ly (32) nha-tay-son (30) vua-chua-su-viet (30) Danh mục sách lịch sử Việt Nam hay (27) dia-danh-su-viet (23) chua-trinh (21) phim-truyen (21) quang-trung (18) vo-tuong (18) cac-cuoc-noi-chien (16) Cách mạng Việt Nam (13) gia-long (13) nguyen-mong (13) phim-su-viet (13) le-dai-hanh (12) nha-dinh (12) cong-tac-vien (11) dinh-tien-hoang (11) nha-tien-le (11) dien-tich-su-viet (10) sach-luat (10) viet-su-kieu-hung (10) minh-mang (9) nguyen-anh (9) tay-son-that-ho-tuong (9) trinh-nguyen-phan-tranh (9) Chiến tranh thế giới thứ I (8) khoi-nghia-lam-son (8) nha-ho (8) tran-hung-dao (8) hung-vuong (7) ly-thuong-kiet (7) mien-trung (7) ngu-ho-tuong-gia-dinh (7) nha-mac (7) an-duong-vuong (6) chiem-thanh (6) hai-ba-trung (6) ho-quy-ly (6) le-thanh-tong (6) ly-thai-to (6) tieu-thuyet-lich-su (6) cong-giao (5) ho-chi-minh (5) le-thai-to (5) mien-bac (5) mien-nam (5) nha-tien-ly (5) gac-ma-1988 (4) hai-chien-truong-sa (4) le-quy-don (4) mac-dang-dung (4) nha-ngo (4) trung-vuong-she-kings (4) Alexandre-de-Rhodes (3) cham-pa (3) chien-tranh-bien-gioi (3) dai-nam (3) danh-tuong-su-viet (3) dao-duy-tu (3) hinh-anh-su-viet (3) hung-dao-vuong (3) huyen-tran-cong-chua (3) lịch sử việt nam qua các thời kỳ (3) nam-bac-trieu (3) vuong-quoc-co (3) xiem-la (3) chien-tranh-viet-xiem (2) dieu-tan (2) hùng vương (2) loa-thanh-ruc-lua (2) 17-2-1979 (1) Chế Thị Ngọc Hân (1) Cách mạng khoa học công nghệ (1) Cách mạng tháng 10 Nga (1) Lịch sử thế giới 1945 - 2000 (1) a-cha (1) am-che (1) binh-ngo-dai-chien (1) chiến tranh cục bộ (1) chua-tien (1) cong-chua-viet-nam (1) dai-viet-co-phong (1) hai-chien-hoang-sa (1) kieu-binh (1) mai-hac-de (1) y-van-hien (1) Đông Kinh Nghĩa Thục (1)