YEUSUVIET.COM - Trần Quang Diệu sinh năm 1760, mất năm 1802, là mãnh tướng trong Thất hổ tướng Tây Sơn, cùng Quang Trung Hoàng đế lập nên bao chiến công hiển hách ghi dấu mãi chói sáng trong lịch sử dân tộc. Nhưng sau này, khi Gia Long Nguyễn Ánh thống nhất nước Nam, trả thù tàn bạo Nhà Tây Sơn và những người có liên quan, Trần Quang Diệu cũng không tránh khỏi cái chết.
Bài liên quan
>>> 5 điều bạn cần biết về Tiếng Việt
>>> Hộ quốc vệ thần - Phim Sử Việt tuyệt đẹp chờ ngày ra rạp
>>> Việt Nam và Lịch sử Việt Nam hôm nay của chúng ta
>>> 5 điều bạn cần biết về Tiếng Việt
>>> Hộ quốc vệ thần - Phim Sử Việt tuyệt đẹp chờ ngày ra rạp
>>> Việt Nam và Lịch sử Việt Nam hôm nay của chúng ta
Nhưng, trong khúc ca bi tráng của cuộc đời gắn chặt với nhà Tây Sơn, Trần Quang Diệu lại được người đời sau hết lòng tưởng nhớ vì hình ảnh nhân từ, độ lượng của ông.
Chuyện kể năm 1792, vua Quang Trung mất, ông giữ chức Thái phó, theo di mệnh của vua Quang Trung, một lòng giúp vua Cảnh Thịnh. Năm 1801, ông cùng với Vũ Văn Dũng dốc quân đánh thành Quy Nhơn (tức thành Bình Định), lúc đó do tướng của Nguyễn Ánh là Võ Tánh trấn giữ. Hết lương thực, Võ Tánh gửi thư cho ông nói rằng: “Phận sự ta làm chủ tướng, thì đành liều chết dưới cờ. Các tướng sĩ không có tội gì, không nên giết hại”. Võ Tánh chất rơm cỏ tự thiêu, Hiệp trấn Ngô Tòng Châu uống thuốc độc tự tử.
Khi hạ được thành, Trần Quang Diệu đã làm một việc được người đời khen là vị tướng nhân đức: Chôn cất hai người tử tế và tha cho tướng sĩ chúa Nguyễn, không giết một ai.
Cái nhân nghĩa của người Việt đời nào cũng có, dù là hận thù giữa những người từ hai bên chiến tuyến vì chiến tranh là phải thế. Nhưng tất cả đều là người Việt, đều có một dòng máu, trong thời loạn mới xuất hiện đấng anh hùng, mới thấy được trượng nghĩa, tính chất dân tộc.
Võ Tánh thua trận, tự tử để giữ tròn khí tiết của một tướng, của môt tôi trung, nhưng không quên cầu xin tha cho tôi sĩ, đó mới đúng là bậc tướng chí nhân. Phần Quang Diệu không để hận thù lấn át, lấy chí nghĩa, trọng anh hùng mà đối lại, thì lại càng đáng gọi là Danh tướng.
Tây Sơn Thất hổ tướng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét